Tại sao trong tiếng Anh có câu tục ngữ "Con mèo chín mạng”?
Romeo và Juliet là tác phẩm kịch trứ danh của Sechxpia, bậc thầy trong ngành biên kịch của nước
Anh. Romeo và Juliet là hai nhân vật nam nữ yêu nhau trong vở kịch. Hai người thuộc hai gia đình quí
tộc có mối thù truyền kiếp mà oán thù tích lại ngày càng thêm sâu. Thậm chí cả đến bạn bè và nô bộc
trong hai gia đình cũng không thể nào thân cận với nhau được.
Một hôm người bạn của nhà Romeo là Muchio và Tibaotơ của nhà Julietchấp với nhau. Muchio tức
giận rút kiếm ra muốn quyết đấu với "con mèo lông xù Tibaotơ”. Tibaotơ ngạo mạn nói "sẵn lòng
vâng theo lời”. Nghe thấy thế Muchio tức giận nhưng vẫn không để mất phong độ của một hiệp sĩ nói:
- Con mèo yêu tinh cừ lắm. Nghe nói mi có chín mạng, nhưng ta chỉ muốn lấy một mạng của mi thôi.
Hãy để lại cho mi tám cái mạng, rồi hãy tính toán sau.
Bọn Romeo vội tới khuyên can hai người, nhưng Tibaotơ đã thừa cơ giết chết Muchio, Romeo phẫn
nộ muốn phục thù, cho nên lại đâm chết Tibaotơ, vì thể Romeo phải đi đày, làm cho mối tình của
chàng với Juliet phải trải qua những thử thách chua cay. Cuối cùng hai người đều đem tính mạng quí
báu của mình hiến dâng cho ái tình và với cái giá phải trả cao như thế, cũng đã xóa bỏ được mối thù
hận giữa hai gia đình.
Trước khi vở kịch này ra mắt công chúng, trong dân gian của nước Anh cũng đã có thành ngữ “con
mèo có chín mạng”, vì trong sinh hoạt đời thường, người ta thấy rằng loài mèo có sức sống rất mãnh
liệt. Dù cho rơi thật cao xuống dưới đất nó cũng không mất mạng, và ăn phải vật có chất độc nó cũng
không chết. Ngày nay các công trình nghiên cứu khoa học dã chúng minh rằng cấu tạo cơ thể của loài
mèo thật sự có công năng chống chấn động, khả năng miễn dịch của nó cũng lớn hơn các loài vật khác.
Các cơ năng tự bảo vệ cũng tương đối hoàn chỉnh, nhờ đó mà sức sống của nó cũng mạnh hơn.
Từ sau khi vở kịch của Sechxpia được đem trình diễn, thành ngữ “con mèo có chín mạng” lại càng
được lưu truyền rộng rãi hơn. Người ta thường dùng câu nói này để nói về những người có thân thể
cường tráng, tinh lực dồi dào mà cũng dùng để nói về các đoàn thể tổ chức có sức sống mãnh liệt.