Tại sao một số kỉ lục cao nhất trên thế giới được gọi là "Kỉ lục thế
giới Guines” ?
Guiness vốn là tên một xưởng làm rượu. Xưởng này đã có tới hơn 200 năm lịch sử. Nó vốn sản xuất
một thứ rượu gọi là rượu Guiness. "Làm rượu” và "nhất thế giới" tất nhiên là hai chuyện hoàn toàn
khác nhau, nhưng đã có một cơ hội ngẫu nhiên làm cho hai điều này có thể gắn bó với nhau.
Năm 1951 viên quản lí xưởng này tên là Piphây, trong khi đi săn bỗng nhiên nảy ra một ý nghĩ, mới lạ
: con chim có màu lông óng vàng phải chăng là loài chim bay nhanh nhất châu Âu? Ông ta bèn tìm hỏi
tất cả các cơ quan tư vấn, lục lọi rất nhiều tư liệu sách vở, nhưng cuối cùng chẳng có ai trả lời được
cho ông ta câu hỏi này.
Vì thế ông ta mới bắt đầu biên soạn một cuốn sách chuyên môn trả lời những câu hỏi đại loại như thế.
Piphây thu thập các tư liệu về vấn đề này, đồng thời cùng với một người anh em là Maiaot hợp tác
thành lập một cơ quan chuyên môn thu thập tài liệu về những điều gì "nhất thế giới".
Năm 1955 đã xuất bản cuốn sách lớn về các kỉ lục thế giới Guiness. Chỉ trong ba tháng, sách đã bán
hết không còn cuốn nào, và trở thành một trong các cuốn sách được khách hàng tranh cướp.
Về sau ban biên tập của cuốn sách này năm nào cũng phải bỏ rất nhiều thời gian để thẩm tra, phân tích,
sửa chữa các tài liệu có liên quan để xuất bản một cuốn sách mới. Đến đầu những năm 90 thế kỉ XX,
cuốn sách về các kỉ lục thế giới Guiness đã được dịch thành hàng chực thứ tiếng. Tổng số lượng phát
hành lên tới vài trục triệu bản.
Tất cả những cái gì "nhất thế giới" đều được ghi lại trong bộ sách về kỉ lục thế giới Guiness, bao quát
đủ các mặt trong thế giới tự nhiên và thế giới con người, lớn thì đến vũ trụ và các thiên thể, nhỏ thì
cho đến các loài côn trùng, cỏ hoa, tảo, nấm... Nhờ có chủ trương "thú vị" và "mới lạ", nó được độc
giả ở tất cả các nước hết sức hoan nghênh, và được coi là "thư viện những cái nhất thế giới". Vì thế tất
cả các kỉ lục nhất thế giới được thu thập vào trong sách này đều được người ta gọi là "kỉ lục thế giới
Guiness".