Tại sao trong tiếng Nhật lại có nhiều chữ Hán đến như thế?
Nhật Bản là một nước láng giềng của Trung Quốc, trong thời cổ đại nước này đã có nhiều mối quan hệ
trao đổi với Trung Quốc.
Dưới triều nhà Tùy và nhà Đường, nền kinh tế của Trung Quốc phồn vinh, văn hóa phát triển hưng
thịnh. Nhật Bản trước sau đã cử đi mười ba nhóm "Khiển Đường sứ” (sứ giả phái đến nhà Đường) tới
triều đình nhà Đường để học tập, nhóm đông nhất lên tới hơn sáu trăm người. Một số kẻ đọc sách và
hòa thượng Nhật Bản ùn ùn kéo đến thủ đô nhà Đường là Trường An để học tập các loại kiến thức văn
hóa cùng các sách kinh điển của đạo Phật. Sau khi học tập thành công, một số người còn ở lại triều
đình nhà Đường để làm quan, nhưng phần lớn đã về nước rồi tích cực truyền bá văn hóa của triều đại
nhà Đường.
Cả đến Thiên hoàng của nước Nhật thời bấy giờ cũng mời những danh sư sang bên ấy để có thể học
tập văn hóa của nhà Đường, đồng thời Thiên hoàng cũng bổ nhiệm một số lưu học sinh từ triều đình
nhà Đường trở về trao cho họ trách nhiệm mô phỏng theo các chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa của
nhà Đường để tiến hành cải cách trong nước. Chuyện này được lịch sử ghi lại với cái tên là "Đại hóa
cách tân".
Những người có học của Nhật Bản tới lưu học tại triều đình nhà Đường đã tinh thông văn hóa Trung
Quốc, họ sử dụng thể chữ thảo và những bộ của chữ Hán nhằm sáng tạo ra một thứ văn tự để viết tiếng
Nhật gọi là "bình giả danh" (Katakana) và "phiến giả danh" (Hiragana), trong số các chữ những chữ
Hán được hoàn toàn để nguyên, chỉ có cách đọc bị đổi khác mà thôi. Trong thời kì cận đại, Nhật Bản
tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến của các quốc gia phát triển ở phương Tây để tiến hành cải cách, nhờ đó
họ phát triển rất nhanh về văn hóa và đã vượt Trung Quốc.
Từ cuối thế kỉ XIX, một số phần tử trí thức Trung Quốc kéo nhau sang Nhật học tập kinh tế, văn hóa
của Nhật Bản. Vì trong ngôn ngữ Nhật Bản có nhiều chữ Hán, cho nên khi xuất dương những người
này không phải học ngữ ngôn văn tự mà vẫn nhanh chóng thích nghi được. Chẳng hạn như Khang Hữu
Vi, Lương Khải Siêu, hai vị này vừa tới đất Nhật đã có thể đối thoại giao lưu ngay với những người
có học ở Nhật Bản, tất cả đều dựa vào ảnh hưởng truyền thống của văn hóa Trung Quốc đối với Nhật
Bản.
KẾ CƯỜNG