“Tương thanh” từ đâu mà có?
"Tương thanh” là một thứ "nghệ thuật cười", các tác phẩm của "tương thanh” tốt thì hài hước, hoạt kê,
hoạt bát, phong phú, khoa trương, giỏi gây ra mâu thuẫn, làm cho người ta phải bật cười. Chẳng trách
có người nói “tương thanh” tức là kể chuyện tiếu lâm.
"Tương thanh” vốn là đã được hình thành và phát triển từ các câu chuyện cười dân gian trong những
năm hai niên hiệu Hàm Phong và Đồng Trị, dưới triều nhà Thanh. Thể loại diễn xuất này bắt nguồn từ
Bắc Kinh sau đó mới lưu hành ra khắp các nơi trong nước.
Lúc đầu "tương thanh" được gọi là "ám xuân”. "Ám" tức là muốn nói diễn viên không lộ diện, cứ ở
trong.màn mà đọc "khẩu kỹ” (kỹ xảo của miệng), còn "xuân” tức là "thuyết” (nói). Vì khẩu kỹ đòi hỏi
phải giống như tiếng của vạn vật, do đó có người gọi là "tượng thanh"(tượng nghĩa là giống như, bắt
chước), về sau cách gọi này lại diễn hiến thành "tương thanh". Nếu như chúng ta muốn truy nguyên
"tương thanh" tới thời nó mới bắt đầu được manh nha, thì có thể phát hiện được trong vở Tham quân
hí (kịch vui tòng quân) ở thời kì nhà Đường.
Tham quân hí gồm có hai vai biểu diễn, họ dùng những lời lẽ đối thoại và những động tác hoạt kê để
làm cho người xem phải buồn cười. Có một số nội dung chế giễu các hiện tượng trong triều đình và
ngoài xã hội thời bấy giờ.
Song đến triều đại nhà Tống thì ở đầu phố, và ở các nơi họp chợ đã có nghệ thuật chuyên môn "nói
pha trò”. Nghệ nhân đứng ngoài phố nói những câu pha trò và hát những bài buồn cười có thể nói các
nghệ nhân này tức là các diễn viên "tương thanh" đầu tiên vậy.
Trong thời kì cận đại, nghệ nhân "tương thanh" xuất hiện sớm nhất là Chu Thiệu Văn (còn có biệt hiệu
là Cùng Bất Phạ) (cùng khốn không sợ). Để có tiền nuôi gia đình, Cùng Bất Phạ tới Thiên Kiều ở Bắc
Kinh kể chuyện buồn cười và cũng kiếm được ít tiền. Về sau ông tiếp nhận được một đồ đệ, thế là hai
thầy trò có thể biểu diễn với nhau, như vậy đã hình thành cái kiểu "tương thanh" đối khẩu mà ngày nay
chúng ta thường gặp thấy. Sau nữa lại dần dần thấy xuất hiện những kiểu "tương thanh" có trên hai diễn
viên được gọi là quần thoại.
Năm 1995, trong chương trình ngày tết Nguyên Đán của Đài Truyền hình Trung ương đã có dạ hội văn
nghệ với tiết mục diễn xuất theo kiểu này.
THÁI TÀI BẢO