Tuồng Trung Quốc bắt đầu có từ thời nào?
Trong rất nhiều loại tuồng "kịch khúc" của Trung Quốc, tuồng Bắc Kinh (kinh kịch) là thể loại có tính
đại biểu nhất, vì thế tuồng Bắc Kinh còn được gọi là "quốc kịch". Nhiều năm nay, với những tiết mục
ca vũ ưu tú và những phục trang, đạo cụ hoa lệ tuồng Trung Quốc đã làm cho thế giới phải kinh ngạc.
Ngoài ra với phương thức biểu diễn trình thức hóa mang tính chất giả mà giống như thật, với sức biểu
hiện cực kì mạnh mẽ, tuồng Bắc Kinh7;c thế giới thừa nhận là một thể hệ biểu diễn.
Tính đến nay, tuồng Bắc Kinh đã ra đời được hơn 200 năm. Nói chung người ta cho rằng năm thứ 55
đời Càn Long nhà Thanh (năm 1790), khi bốn Huy Ban lớn (Tứ đại Huy Ban) vào kinh thì đó là thời
kì tuồng Bắc Kinh bắt đầu xuất hiện. Nhưng nếu lại đi tìm tòi nguồn gốc hình thành Huy kịch thì chúng
ta có thể sẽ phải truy tới loại Nam kịch của thời kì Tống Nguyên.
Nam kịch được sản sinh trên cả một dải Ôn Châu của tỉnh Chiết Giang. Nam kịch đã diễn biến từ loại
kịch nhỏ trình bầy ở các thôn xóm và các phường. Đầu tiên lưu hành trong các vùng nông thôn ở hai
tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến, rồi sau được đưa vào các đô thị.
Từ sau đời nhà Minh, trong Nam kịch đã hình thành "tứ đại thanh xoang" (bốn giọng lớn), trong số đó
Dặc Dương xoang (giọng Dặc Dương) xuất hiện trong vùng Dặc Dương ở Giang Tây tỏ ra linh hoạt tự
do, dễ đem phương ngôn thổ ngữ của các vùng "cải điệu mà hát", cho nên đã lại phát triển thêm thành
các giọng Thanh Dương xoang, Huy Châu xoang... và làm nảy sinh ra các loại tuồng thuộc hệ "cao
xoang” (giọng cao), trong đó có cả Huy kịch.
Nhưng tuồng Trung Quốc là một thứ nghệ thuật tổng hợp cả ca vũ (động tác) lẫn "bạch" (đọc nói). Cho
nên nếu như phân biệt khảo sát các thành phần nghệ thuật, chúng ta sẽ lại phát hiện có nhiều nguồn gốc
hơn nữa.
Chẳng hạn như thành phần ca vũ đã có trong thời kì lịch sử xa xưa nhất, các động tác này đã được sản
sinh trong các hoạt động lao động và tế lễ cửa con người cổ đại. Các diễn viên trong một vở tuồng
biểu diễn một cách có ý thức những câu chuyện có tình tiết giản đơn, thì là những sự kiện thuộc thời kì
nhà Hán. Còn như hai vở “Lan Lăng Vương nhập trận" và "Đạp Dao Nương” của thời Bắc Tề thì
người ta cho rằng có mang hình thức phôi thai của tuồng cổ.
Ngành kịch khúc của đời nhà Đường rất phồn thịnh, trong đó các vở tòng quân là hình thức quan trọng.
Sang đến đời nhà Hán thì các vở tòng quân phát triển thành kịch hoạt kê, ngoài ra còn có các ca vũ
kịch và loại Nam kịch trở thành nguồn gốc của tuồng Bắc Kinh.
LA DUẪN HÒA