Tại sao nói Côn kịch là tổ tông xa xưa của tuồng Bắc Kinh?
Dưới triều Nam Tống, ở miền Ôn Châu tỉnh Chiết Giang có một loại tuồng diễn xướng với những khúc
điệu phương Nam được gọi là Nam kịch.
Đến những năm cuối đời Nguyên, Nam kịch được lưu truyền tới cả một dải Côn Sơn tỉnh Giang Tô.
Tại đấy Nam kịch kết hợp với ngữ âm và âm nhạc của địa phương. Sau khi được các nghệ nhân dân
gian và các nhà âm nhạc chỉnh lí, đã hình thành được một giọng hát mới gọi là Côn Sơn xoang (giọng
Côn Sơn) cũng gọi là Côn xoang, Côn khúc. Các vở tuồng diễn xuất với giọng này được gọi là Côn
kịch (tuồng Côn Sơn). Về sau Côn kịch đã được lưu truyền tới các vùng khác trong cả nước, trở thành
một loại tuồng có tính toàn quốc với các phân nhánh như Bắc Côn, Xuyên Côn, Ninh Côn.
Đến thời kì giữa triều đại nhà Thanh, Côn kịch dần dần sa sút, nhưng sau khi Trung Quốc mới thành
lập, Côn kịch lại được làm sống lại. Các vở tuồng truyền thống của Côn kịch như Mẫu Đơn Đình,
Thập Ngũ Quan (mười lăm quan tiền)... đều trở nên quen thuộc với khán giả.
Côn kịch vốn có những đặc điểm riêng, các khúc điệu của nó hát lên nghe thật là du dương, kích động,
nghe cứ như tiếng đá mài dao có tưới nước. Vì thế gọi là "thủy ma điệu” (điệu mài có nước), các lời
ca từ cao nhã có quy cách, mang ý vị của các bài thi, bài từ thời cổ, biểu diễn cũng rất tài tình, lại có
những động tác vũ đạo nhẹ nhàng uyển chuyển, các nhạc khí bạn tấu trong Côn kịch có sáo, tiêu, xênh,
tỳ bà, trống, phách, thanh la... hết sức phong phú. Về sau các đặc điểm này của Côn kịch đã được
tuồng Bắc Kinh và các kịch khúc địa phương khác hấp thụ rất nhiều.
Tuồng Bắc Kinh mới chỉ có lịch sử hơn 200 năm, còn lịch sử của Côn kịch thì đã kéo dài hơn 700
năm. Vì thế cho nên Côn kịch cũng được tôn xưng là tổ tông xa xưa của các loại kịch khúc.
KHANG BÌNH
">