BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 142

Tuồng Bắc Kinh tại sao được gọi là quốc bảo?

Năm 1786, ngày hoàng đế càn Long đại thọ 80 tuổi, trong cung đình cử hành một lễ mừng thọ cực kì
long trọng. Các ban tuồng nổi tiếng trong toàn quốc kéo nhau đến kinh thành trình diễn nghệ thuật của
mình để chúc thọ. Trong số đó có đoàn Huy Ban ở Giang Nam biểu diễn hết sức tài tình, cho nên từ
hoàng đế xuống tới dân chúng, bất cứ ai xem cũng phải tấm tắc khen ngợi.
Về sau Huy Ban cùng với Hán Ban của tỉnh Hồ Bắc hợp tác với nhau cùng diễn tuồng trên một vũ đài.
Hai đoàn bổ sung sở trường, khắc phục sở đoản cho nhau, ngoài ra lại còn hấp thụ đặc điểm ưu tú của
các loại kịch khác cùng với đặc điểm của ngữ âm Bắc Kinh, cuối cùng sáng tạo ra được một giọng hát
tuồng hoàn toàn mới mẻ gọi là "kinh điệu”. Các vở tuồng diễn xướng bằng kinh điệu cũng được gọi là
kinh kịch.
Do đó có thể nói rằng loại tuồng Bắc Kinh mà ngày nay người ta được xem trên thực tế là kết quả diễn
biến của Huy Ban và Hán Ban, có trước đây đã hơn 200 năm.
Tuồng Bắc Kinh có những đặc điểm nghệ thuật rất là đột xuất các khúc điệu có khi hiên ngang hùng
tráng, có khi lại du dương cảm động. Các lời từ hát lên đem lại cảm giác về tiết tấu rất mạnh. Ngoài
các bài hát và lời từ, tuồng Bắc Kinh còn có những động tác vũ đạo và những kỹ xảo vũ thuật hết sức
xuất sắc.
Lại còn có một điều càng thần kì hơn là trên sân khấu không có bầy một đồ vật gì cả, tất cả chỉ dựa
vào tư thế và động tác của tay người mà cho thấy sự tồn tại của các đồ vật. Chẳng hạn như một chiếc
roi ngựa vung lên là thay cho cả cái cảnh một con chiến mã đang phi tới. Hai tay đẩy ra đại biểu cho
động tác mở cửa, làm như thế thì người xem thực là có cảm thấy sự tồn tại của con ngựa và cái cửa,
hiệu quả diễn xuất rất là tốt.
Ngoài ra, các cách phân công và hóa trang của diễn viên trong tuồng Bắc Kinh cũng có những điều mà
ở đây không thể nào nói ra cho hết được.
Vì tuồng Bắc Kinh đã có lịch sử lâu đời, trình độ nghệ thuật lại rất cao, cho nên trong vài trăm năm
nay đã xuất hiện những diễn viên trứ danh như : Mai Lan Phương, Chu Tín Phương và những vở hết
sức nổi tiếng: Bá Vương biệt Cơ (Hạng Võ từ biệt Ngu Cơ), Quý phi tuý tửu (Dương Quý Phi say
rượu).
Do đó tuồng Bắc Kinh đã trở thành loại kịch khúc quan trọng nhất trong toàn quốc, có tiếng tăm trên
quốc tế, nhiều quốc gia đã phái lưu học sinh tới Trung Quốc để học tập nghệ thuật biểu diễn tuồng Bắc
Kinh. Tuồng Bắc Kinh được gọi là quốc bảo, điều này thật là xứng đáng.

KHANG BÌNH

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.