Tại sao mọi diễn viên tuồng đều phải có mặt vẽ?
Khi các bạn xem tuồng Bắc Kinh, có lẽ các bạn cũng cảm thấy khó hiểu, không biết tại sao mà một số
diễn viên trên mặt lại có những hình vẽ năm sáu màu với đủ thứ hoa văn. Tại sao mặt Tào Tháo lại
bôi trắng, còn Quan Công thì mặt đỏ, còn Bao Công thì mặt đen? Vốn là các hình vẽ mầu trên mặt các
diễn viên tuồng là một kiểu hóa trang mặt, gọi là "kiểm phổ”. Thứ "kiểm phổ” này không phải là tùy ý
muốn vẽ thế nào thì vẽ, mà phải làm đúng theo một phương thức nhất định rồi vẽ ra với những mầu
sắc và nét vẽ cố sức khoa trương.
"Kiểm phổ” thường chia làm hai loại : kiểm phổ của vai tịnh và kiểm phổ của vai sửu. Kiểm phổ của
vai tịnh có mặt đỏ, mặt trắng, mặt đen. Còn kiểm phổ của vai sửu thì tương đối giản đơn, chỉ cần vẽ
trên sống mũi một đám mầu trắng thường gọi là miếng đậu phụ (đậu hủ phấn khối).
Nhìn vào các kiểm phổ thì mầu sắc rắc rối cứ như là vẽ mầu nước lên mặt, nom thật là buồn cười.
Thật ra các kiểu kiểm phổ này lại có những ý nghĩa khác nhau, phản ánh đủ mọi thứ tính cách phức tạp
của nhân vật. Thí dụ : Mầu đỏ thì tượng trưng cho lòng trung thực dũng cảm. Mầu đen thì tượng trưng
cho lòng cương trực dứt khoát. Mượng trưng cho tính nham hiểm gian trá. Mầu vàng thì tượng trưng
cho kế mưu phong phú, còn mầu lục thì tượng trưng cho sự dũng mãnh nóng nảy.
Vì thế bộ mặt của Quan Công là nhân vật có tấm lòng rất mực trung thành được vẽ bằng mầu đỏ. Mặt
của Bao Công là nhân vật chính trực kiên nghị được vẽ bằng mầu đen. Còn bộ mặt của Tào Tháo một
kẻ nham hiểm đa nghi thì tất nhiên phải vẽ bằng mầu trắng. Sau khi có được kiểm phổ, người ta sẽ
hiểu tính cách các nhân vật trên sân khấu được dễ dàng hơn nhiều.
KHANG BÌNH