Tại sao "tương thanh” có thể làm người ta bật cười?
"Tương thanh” là một thứ nghệ thuật nói và hát hết sức thú vị và rất được nhân dân trong nước ưa
chuộng. "Tương thanh” nói chung do hai người biểu diễn, nội dung bao giờ cũng là một ý buồn cười.
Người biểu diễn Tương thanh gọi cái ý này là "bao phục” (gói, tay nải), lúc biểu diễn, đầu tiên diễn
viên thường cất kỹ cái bao phục này đi, rồi đưa ra một điểm nghi ngờ hấp dẫn quần chúng. Cuối cùng
đến một lúc nhất định mới bất ngờ giải đáp nghi vấn, như vậy tức là mở cái bao phục ấy ra, làm cho
người nghe bị ngạc nhiên, nhưng lại vẫn cảm thấy rằng điều ấy hợp với lẽ thường, vì thế cho nên
không thể không bật cười.
Đã có một đoạn "tương thanh" như thế này :
Diễn viên A nói: Tôi là một anh chàng phương Bắc lần đầu tiên mò tới Thượng Hải. Một hôm tôi tới
một hiệu cắt tóc. Cắt xong, tay cắt tóc bảo tôi đi "đả đả đầu" (đánh đánh đầu), tôi vừa nghe thấy thế
hoảng cả lên. Tại sao cái tay cắt tóc này lại muốn đánh cái đầu của mình nhỉ?
Diễn viên B hỏi: Lão ta có đánh cái đầu của cậu rồi chứ?
Diễn viên A nói: Tất nhiên là không có đánh. Tay cắt tóc đã mời mình tới trước cái chậu rửa mặt rồi
từ từ, nhẹ nhàng gội đầu cho mình. Đến lúc này mình mới vỡ lẽ ra rằng trong phương ngôn Thượng
Hải, chữ "tẩy” (rửa, gội) đọc thành "đả", chữ đả ấy mình nghe tưởng "đả" là "đánh", "đả đả đầu” tt ra
chính là "tẩy tẩy đầu" đấy!
Trong đoạn "tương thanh" trên đây, phần đối thoại đầu giữa hai diễn viên A và B tức là đoạn cất giấu
cái "bao phục". Còn lại phần giải đáp cuối cùng của diễn viên A tức là cởi cái "bao phục".
Ngoài bao phục ra, các diễn viên còn có đủ mọi phương thức để làm người ta phải buồn cười. Hoặc
giả là cố ý hát một cách khoa trương, bắt chước những tiếng rao hàng, tiếng kêu la miêu tả vẻ ngoài
của các loại nhân vật. Hoặc giả giữa các diễn viên đùa nghịch chế giễu lẫn nhau, hoặc là thách đố
nhau giải vài câu đố. Nếu tất cả các phương pháp được phối hợp thì tự nhiên người xem được cười
một cách thoải mái.
KHANG BÌNH