Tại sao Hoa Mộc Lan thay cha tòng quân . lại phải ăn mặc giả
trai?
Trong dã sử Trung Quốc, có một vị n anh hùng giữ nhà cứu nước, lập được công lớn, tên là Hoa Mộc
Lan. Truyền thuyết kể lại rằng Hoa Mộc Lan sống ở nước Bắc Ngụy (386 - 534 sau Công nguyên) thời
Nam Bắc Triều. Hồi bấy giờ chiến tranh nổ ra liên miên, vì thế trong dân gian có phong trào hết sức
coi trọng việc luyện tập võ nghệ, nhờ vậy Hoa Mộc Lan không những rất giỏi nghề dệt vải, mà các
môn đao thương cung kiếm cũng hết sức cao cường.
Một năm triều đình tuyển quân, đã gửi tới địa phương những bản danh sách, trong đó có tên cha của
Hoa Mộc Lan. Nhưng cha nàng tuổi cao sức yếu, không thể tòng quân. Hoa Mộc Lan không có anh
trai, vậy phải làm thế nào đây? Nàng đắn đo suy nghĩ rất lâu, cuối cùng quyết định tòng quân thay cha
để bảo vệ nước nhà. Hoa Mộc Lan nghĩ sao làm vậy. Nàng cải trang nam nhi vào lính. Sở dĩ như vậy
là vì thời cổ, nữ giới phải chịu rất nhiều hạn chế, tất cả các hoạt động như đi lính chiến đấu, học hành
thi cử đều bị coi là những công việc của nam giới, đàn bà con gái không được tham gia. Tuy rằng có
võ nghệ cao cường, nhưng vì Hoa Mộc Lan là con gái, cho nên dưới con mắt của mọi người, trách
nhiệm của nàng là phải sống ru rú xó nhà, quay tơ dệt lụa hay là làm các công việc lao động sản xuất
thông thường khác của nữ giới.
Hoa Mộc Lan không hổ danh là một vị nữ anh hùng kiệt xuất. Ở trong quân ngũ, nàng lập rất nhiều
chiến công, thậm chí còn được phong tướng. Hơn mười năm sau, Hoa Mộc Lan cùng các tướng sĩ
dưới quyền nàng chiến thắng trở về, đổi cả tuổi thanh xuân và máu xương giành tột đỉnh vinh quang.
Hoàng đế rất vui, thưởng cho Hoa Mộc Lan nhiều của cải, lại còn phong cho nàng một chức quan to,
nhưng Hoa Mộc Lan vốn chỉ là một cố gái thiện lương, bao giờ trong lòng cũng chỉ mong được hưởng
một cuộc sống gia đình êm ả và ổn định. Nàng từ tạ các ân thưởng của hoàng đế, vội vã trở về quê
hương. Cha mẹ chị em vô cùng sung sướng mừng đón nàng, còn nàng thì cởi chiến bào để mặc lên
mình tấm áo của người con gái xưa kia và lại sống một cuộc đời yên bình
LA DUẪN HÒA