BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 177

Tại sao nhà nho đỗ tứ tài được gọi là tướng công?

Trong phim lịch sử hay tuồng cổ, chúng ta thấy các nhân vật tú tài đội mũ vải hình vuông, mình khoác
áo mầu lam thường được gọi là tướng công. Tướng công vốn dĩ là cách gọi chỉ dành cho tể tướng, một
chức quan cao nhất trong xã hội phong kiến Trung Quốc, còn tú tài là danh xưng của người mới bắt
đầu có tư cách làm quan, chưa phải là chức quan. Vậy làm sao hai danh từ tú tài và tể tướng lại có thể
là một?
Sở dĩ như vậy bởi vì tú tài tuy không phải là tể tướng, nhưng tể tướng lại ngoi lên từ trong số các tú
tài. Một người đã là tể tướng đầu tiên ắt phải thi đỗ tú tài, qua các cấp cử nhân, tiến sĩ, rồi mới gia
nhập quan trường. Chỉ có từ từ bò lên từng bậc như thế rồi mới có thể được hoàng đế đánh giá cao, và
cuối cùng nắm được chức vị tể tướng "ở dưới một người, mà ở trên. vạn người" (nhất nhân chi hạ, vạn
nhân chi thượng).
Do đó thời cổ có câu ngạn ngữ rằng: “Tú tài là gốc của tể tướng”.
Từ tú tài ngoi lên tể tướng hết sức không dễ dàng. Có người đỗ tú tài nhưng không đỗ cử nhân. Có
người đỗ cử nhân, nhưng không đỗ tiến sĩ và đành ôm hận nhận một chức quan nhỏ. Đỗ được tiến sĩ
tuy có triển vọng làm quan to, nhưng cũng chỉ một số ít tiến sĩ được đưa vào Hàn lâm, và sau khi vào
Hàn lâm thì mới có đủ tư cách để làm tể tướng. Tuy vậy tể tướng vài chục năm mới có được một
người, còn Hàn lâm ba năm lại tuyển một hai chục người, nên tuyệt đại đa số quan trong Hàn lâm chỉ
có thể từ xa ngóng vọng lên chức vị tể tướng.
Vì lẽ đó tú tài thường được gọi là tướng công, nhưng trở thành tướng công thật với phần đông tú tài
chỉ là điều mơ tưởng khó

KHANG BÌNH

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.