BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 18

Tại sao tết Nguyên tiêu còn gọi là "Tết Đèn"?

Rằm tháng Giêng âm lịch là một ngày lễ truyền thống của Trung Quốc, thường gọi là Nguyên tiêu. Tết
Nguyên tiêu vốn dĩ có tên là Thượng Nguyên. Vì các hoạt động vui Tết diễn ra vào buổi tối cho nên
mới có thêm cái tên Nguyên tiêu ("tiêu” nghĩa là ban đêm). Rồi dần dần người ta bỏ chữ Thượng
Nguyên và chỉ còn dùng tên Nguyên tiêu mà thôi.
Hoạt động đêm Nguyên tiêu chủ yếu là chơi đèn, vì thế tết Nguyên tiêu còn được gọi là Tết Đèn. Ngay
từ tháng Mười Hai năm trước, người ta đã bận rộn chuẩn bị đèn cho tết Nguyên tiêu vào năm sau. Có
người rước đèn rồng, có người lắp cho đèn bốn cái bánh, các bạn nhỏ có đèn con thỏ kéo pháo, cũng
có người làm đèn kéo quân có thể chuyển động.
Ở Trung Quốc, tục chơi đèn trong tết Nguyên tiêu đã có lịch sử lâu đời. Chuyện kể rằng đời Đường có
vị phu nhân nước Hàn sai người làm cho một cây "Bách kỹ đăng thụ” (cây đèn một trăm kĩ thuật) cao
hơn tám mươi thước đặt trên núi, đốt đèn lên thì ở những nơi cách xa một trăm dặm cũng có thể trông
thấy.
Đời Tống có nữ thi sĩ Chu Thục Chân đã soạn một bài từ trong đó có hai câu:
Khứ niên nguyên dạ thời,
Hoa thị đăng như trú
(Năm ngoái đêm Nguyên tiêu,
Phố hoa đèn sáng như ban ngày).
Như vậy có thể thấy là ngay từ đời Đường, đời Tống, tết Nguyên tiêu đã hết sức náo nhiệt.
Tết Nguyên tiêuười ta còn có phong tục ăn bánh trôi. Bánh hình tròn khi nấu chín thì nổi lên, vì thế gọi
là bánh trôi. Từ đời Tống trở đi, tập tục này rất thịnh hành. Về sau bánh trôi còn được gọi là "thang
viên" hay "Nguyên tiêu”.

VŨ DUNG CHI

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.