Tại sao các quan chức ngoại giao phạm pháp ở ngước ngoài có thể
không bị xử tội?
Trong thế kỉ XVI, nước Anh nhờ có chủ nghĩa tư bản phát triển đã bắt đầu mở rộng thêm ra nước
ngoài. Họ tổ chức nhiều chiếc tầu cướp biển thường xuyên tập kích vào các đội tầu của Tây Ban Nha
là cường quốc về hàng hải thời bấy giờ, chiếm đoạt tài sản và hàng hoá, đồng thời xâm chiếm nhiều
thuộc địa của Tây Ban Nha, làm cho mâu thuẫn giữa hai nước Tây Ban Nha và Anh trở nên sâu sắc.
Năm 1584, ở nước Anh xảy rạ vụ âm mưu phế truất nữ hoàng Anh Elizabet Đệ Nhất. Đại sứ
Mandacha của Tây Ban Nha tại Anh cũng tham gia vụ việc này. Sau khi âm mưu bị đập tan, những
người Anh có liên quan đều bị trừng trị nghiêm khắc, song đại sứ Mandacha không bị xét xử mà chỉ bị
trục xuất khỏi Anh. Đây là một ví dụ trong lịch sử cho thấy các quan chức ngoại giao ở nước ngoài
phạm pháp mà không bị trị tội.
Phạm pháp ở nước ngoài không bị xử tội là một trong các nội dung của đặc quyền dành cho quan chức
ngoại giao, vì họ là đại biểu của quốc gia hay của người đứng đầu quốc gia ấy.
Căn cứ vào nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia thì quốc gia bản địa không có quyền quản lngười
đại diện hay sứ giả của quốc gia khác, vì thế không thể xử tội các nhân vật này được. Hơn nữa quan
chức ngoại giao chỉ có thể giải quyết tốt các công việc ngoại giao khi nào không chịu sự can thiệp và
áp lực của nước mình đến cư trú.
Các lí lẽ trên đây đã được các nước trên thế giới công nhận, vì thế các quan chức ngoại giao có thể
được hưởng đặc quyền ngoại giao và quyền miễn bị xử tội, nhưng điều này không có nghĩa là họ có
thể không tôn trọng pháp luật của nước khác.
Nếu như quan chức ngoại giao phạm tội thì họ có thể bị đuổi ra khỏi nước cư trú. Dù cho viên chức
ngoại giao ấy không bị nước cư trú đem ra xét xử, nhưng bản thân việc phạm tội sẽ ảnh hưởng tới
quan hệ ngoại giao giữa hai nước và do đó vẫn là một sự kiện hết sức nghiêm trọng.
CHU MINH GIÁC