Giáo viên có quyển kiểm tra thư của học sinh hay không?
Thầy giáo chủ nhiệm lớp ba của một trường nào đó, một hôm lên lớp tuyên bố :
"Nhằm mục đích phối hợp với việc giáo dục phẩm chất mà nhà trường đang tiến hành, cũng nhằm ngăn
chặn, không để cho cách khuynh hướng tồi tệ trong xã hội xâm nhập vào học sinh, cho nên phải đề ra
tiêu chuẩn yêu cầu cao về tư tưởng đối với các em học sinh. Vậy đề nghị các em giao nộp những bức
thư mà cá nhân mới nhận được trong thời gian gần đây nhất, để giáo viên kiểm tra, nhằm mục đích
giáo dục giúp đỡ các em học sinh có tư tưởng không lành mạnh."
Lời tuyên bố này đã nổ ra trong lớp như một trái bom. Học sinh bàn tán xôn xao, nhưng các ý kiến rất
không thống nhất. Có học sinh cho rằng trong lòng mình chẳng có gì sai trái, trong tất cả các bức thư
chỉ có những thông tin thông thường giữa bạn bè với nhau, mà đó là việc của cá nhân mình, là quyền
của mình, có gì dính dáng đến thầy giáo đâu?
Nhưng đây là loại quyền gì? Các bạn này nói còn chưa được rõ ràng. Vì thế nhóm học sinh ấy bèn đi
tìm lãnh đạo của nhà trườg để phản ảnh.
Sau khi nắm được diễn biến của vụ việc, hiệu trưởng phê bình thầy giáo chủ nhiệm của lớp ba và kịp
thời uốn nắn sai lầm.
Tại sao cách làm của thầy giáo này là không đúng?ởi vì quyền tự do thông tin và bảo vệ bí mật thông
tin đã được pháp luật bảo hộ. Không riêng thầy cô giáo ở trường, mà cả đến bố mẹ học sinh cũng
không nên xem thư của con cái, xâm phạm quyền tự do thông tin của con cái.
Dù con trẻ còn nhỏ, chưa đủ mười tám tuổi, chưa chính thức có quyền công dân, nhưng về nhân cách
cũng là những cá nhân độc lập, cũng cần được tôn trọng. Không riêng thư từ, mà cả nhật kí cùng những
điều bí mật khác con trẻ không muốn đưa ra công khai, thì người khác không được và cũng không nên
xem trộm hoặc để lộ ra. Nếu con trẻ đủ mười tám tuổi có quyền công dân rồi, thì chúng còn có thể đưa
sự việc ra toà án để tố cáo đấy.
Trên quốc tế, bí mật của thông tin cá nhân cùng các bí mật cá nhân khác được gọi là "quyền giữ bí mật
cá nhân”. Điều này được luật pháp bảo hộ, không ai được xâm phạm.
Pháp luật của Trung Quốc tuy chưa quy định rõ tội xâm phạm quyền giữ bí mật cá nhân, nhưng luật về
"quyền công dân" đã nêu rõ: nếu dùng hình thức giấy tờ hay cửa miệng mà nói ra những điều riêng tư
của người khác, gây ra một ảnh hưởng nhất định, thì phải coi là hành vi xâm phạm danh dự.
CẢNH HOA