Bản quyền tác giả là gì?
Khi nói đến bản quyền tác giả thì nhiều bạn trẻ, thậm chí cha mẹ của các bạn ấy, cho rằng đây là việc
của các tác giả hoặc các nghệ sĩ sáng tạo khác. Hiểu như vậy là còn phiến diện. Sự thực là chỉ cần
chúng ta sử dụng trí óc sáng tạo ra sản phẩm văn hoá, thì bất kể là trẻ con hay người lớn, bất kể là trên
mặt giấy hay ở cửa miệng, người sáng tác đều phải được hưởng bản quyền tác giả . Ngay một học sinh
tiểu học nếu viết một bài văn hay đoạn nhật kí cũng được hưởng bản quyền tác giả về các thứ ấy. Vậy
bản quyền tác giả bao gồm những nội dung gì? Điều 10 Luật Bản quyền tác giả của nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa quy định bản quyền.tác giả là:
1 Quyền phát biểu quyết định có đồng ý đưa tác phẩm của mình ra trước công chúng hay không.
2. Quyền kí tên, tức là quyền ghi tên họ hay bút danh của mình vào tác phẩm do mình tạo ra.
3. Quyền tự mình sửa chữa hay nhờ người khác giúp sửa chữa tác phẩm của mình.
4. Quyền bảo vệ tính hoàn chỉnh của tác phẩm, tức là không cho phép người khác thay đổi sửa chữa
tác phẩm
5. Quyền sử dụng và quyền hưởng thù lao khi cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình.
Để bảo vệ bản quyền tác giả, điều 23 Luật bản quyền tác giả của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
còn quy định khi sử dụng tác phẩm của người khác thì phải kí hợp đồng hoặc có được sự cho phép của
ngươi hưởng bản quyền tác giả.
Nhưng trong thực tế có những thầy cô giáo không hỏi ý kiến học sinh mà đem những bài văn của các
em gửi đi in trên các ấn phẩm xuất bản, có những nhà xuất bản khi ra sách Tuyển các bài tập của học
sinh chỉ trả nhuận bút cho người biên tập, không hỏi ý kiến các tác giả nhỏ, cũng không trả nhuận
bút.cho các em. Theo Luật bản quyền tác giả, các cách làm như vậy đều là vi phạm pháp luật.
THIỆU THÌN