Tại sao các sĩ quan quân đội Nhật chiến bại phải mổ bụng tự sát?
Trong phim ảnh và sách truyện, chúng ta thấy có những sĩ quan Nhật Bản chiến bại nhưng rất ngoan
cường, không những không đầu hàng, không chịu giao nộp vũ khí, mà còn quỳ xuống dùng gươm mổ
bụng tự sát để biểu hiện cái gọi là tinh thần võ sĩ đạo và tỏ lòng trung thành đối với Thiên Hoàng.
Võ sĩ đạo là sản phẩm của xã hội phong kiến Nhật Bản xưa. Thời bấy giờ có một tầng lớp đặc quyền
gọi là võ sĩ. Võ sĩ không có địa vị xã hội cao quý bằng quý tộc, nhưng để tỏ ra mình không giống như
những người dân thường, họ đã cố tìm đủ mọi cách để có một lối sống khác với người dân bình
thường.
Trải qua một thời gian dài đầy nỗ lực, đến thế kỉ XII đã hình thành võ sĩ đạo. Võ sĩ đạo chủ trương võ
sĩ phải hội đủ các tinh thần trung quân, tiết nghĩa, liêm sỉ, vũ dũng, kiên nhẫn. Đặc biệt trong các
trường hợp can gián chủ mà không được công nhận, hoặc chiến bại mà muốn tỏ ra bất khuất, hoặc bản
thân phạm sai lầm không sửa chữa được, hoặc không còn có cách nào thực hiện được chí hướng và
nguyện vọng của bản thân mình, thì họ có thể dùng gươm tự sát để biểu hiện tấm lòng hay cái dũng khí
kiên cường của người võ sĩ. Họ cho rằng liồn con người ở trong bụng, nếu mổ bụng có thể làm cho
người khác trông thấy rõ chân tâm thực ý của mình.
Bắt đầu từ thời kì Duy Tân của vua Minh Trị, nước Nhật Bản đã đi theo con đường quân quốc chủ
nghĩa. Đối với nước ngoài thì họ áp dụng chính sách bành trướng xâm lược, mà tinh thần võ sĩ đạo lại
chính là điều mà chính sách này đang cần đến, vì thế cho nên giai cấp thống trị Nhật Bản ra sức đề
xướng tinh thần võ sĩ đạo, nhằm mục đích làm mê muội và thúc đẩy nhân dân trong nước phục vụ cho
chính sách xâm lược quân quốc chủ nghĩa.
Trong Chiến tranh Thế giới II, rất nhiều sĩ quan quân đội Nhật đã trúng cái nọc độc tuyên truyền này,
họ trung thành với Nhật hoàng một cách mù quáng, rồi đến khi thua trận họ thường mổ bụng tự sát, và
trở thành vật đem chôn theo chủ nghĩa quân quốc Nhật Bản.
HÀN QUANG TRỊ