Tại sao các thành phố và địa khu miền duyên hải Trung Quốc có
kinh tế và văn hóa phát triển hơn trong nội địa?
Các địa khu miền duyên hải phía đông Trung Quốc bao gồm: Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Liêu
Ninh, Hà Bắc, Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến, Hải Nam và Quảng Tây (không gồm Đài Loan).
Các địa khu này hoặc là thủ đô, hoặc kề sát bờ biển và có sự tiếp xúc rộng rãi với thế giới bên ngoài,
rõ ràng chiếm ưu thế về kinh tế kĩ thuật, ngoài ra còn có cơ sở nông nghiệp tốt, các phương tiện giao
thông, tin tức truyền thông nhanh nhạy, văn hóa khoa học và sự nghiệp giáo dục đều cao hơn các vùng
bên trong nội địa.
Chẳng hạn như Bắc Kinh - thủ đô của Trung Quốc - ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đã là đô thị
quan trọng và trung tâm thương nghiệp của miền bắc Trung Quốc, về sau lại nhiều lần trở thành đế đô,
thành trung tâm văn hóa và mậu dịch có tính chất toàn quốc. Sau khi nước Trung Quốc mới được thành
lập, Bắc Kinh có địa vị là thành phố trực thuộc trung ương, cho nên về kinh tế chính trị hay văn hóa
khoa học kĩ thuật đều phát triển với những bước rất dài.
Lại như Thượng Hải là một trong các thành phố công nghiệp lớn nhất Trung Quốc, từ thời kì Cận đại
đã phát triển công nghiệp tư bản dân tộc, công nghiệp thuộc địa và nửa thuộc địa, vì thế có cơ sở kinh
tế tốt. ữa thành phố này ở vào chỗ sông Trường Giang chảy ra biển, cho nên các mặt giao thông vận tải
đường thủy và giao lưu đối ngoại đều chiếm ưu thế.
Các thành phố khác như Quảng Đông, Giang Tây, Chiết Giang đều có bối cảnh kinh tế và văn hoá phát
triển độc đáo.
Nói tóm lại các địa khu thuộc miền duyên hải không chỉ dựa vào địa vị chính trị quan trọng, mà còn
có hoàn cảnh địa lí ưu việt. Nếu nói một cách tương đối thì các địa khu ở sâu trong lục địa, nhất là
các vùng ở miền tây thì từ xưa đến nay giao thông không phát triển, quan hệ đối ngoại không thuận lợi,
tin tức bị bế tắc, đến nỗi những cái gì tiên trên đều được đưa tới chậm; thậm chí không đưa tới được.
Điều này đương nhiên có nguyên nhân đặc biệt về tình hình địa lí như miền núi, sa mạc... và hoàn cảnh
nhân văn.
Các nguyên nhân này đã làm cho các khu vực ấy có kinh tế và văn hóa lạc hậu một bước, thậm chí lạc
hậu rất nhiều so với các địa khu miền duyên hải. Nhưng theo đà cuộc vận động cải cách khai phóng
không ngừng thâm nhập và mục tiêu lớn khai phát miền tây đang được thực hiện cụ thể, chúng ta tin
rằng trong tương lai không xa, sẽ có thể thu ngắn mức khác biệt giữa hai miền Đông và Tây.
NGÔ NHÃ TIÊN