Tại saoGalile phát hiện được định luật rơi tự do?
"Hai vật thể rơi tự nhiên từ cùng một độ cao có tốc độ rơi tỉ lệ thuận với trọng lượng của mỗi vật”.
Nói cách khác thì trong các vật rơi từ cùng một độ cao, vật nào nặng hơn sẽ rơi nhanh hơn.
Kết luận này đã được triết gia lớn thời cổ Hy Lạp là Aristote nêu ra, và trong một thời gian rất dài,
điều này đã được tất cả mọi người coi là chân lí, không có một ai đặt nghi vấn. Tuy nhiên đến giữa thế
kỉ XVI (năm 1589), chàng thanh niên mới 20 tuổi người Italia là Galile đã đặt nghi vấn về vấn đề này.
Ông suy luận: ựa theo kết luận của Aristote, thì nếu chúng ta đem hai vật một nặng và một nhẹ buộc
vào nhau, rồi cho rơi xuống từ một điểm cao thì có thể sản sinh ra hai kết quả tự mâu thuẫn với nhau.
Một là hai vật thể được buộc vào nhau thì trọng lượng sẽ tăng lên, vì thế tốc độ rơi sẽ nhanh hơn tốc
độ của vật nặng đơn nhất, hai là vì tốc độ rơi của vật nhẹ đơn nhất chậm, sẽ làm mất tác dụng một
phần tốc độ của vật nặng đơn nhất. Như vậy tốc độ rơi của hai vật thể buộc vào nhau phải chậm hơn
tốc độ của vật nặng đơn nhất". Điều này thì hiển nhiên là không phù hợp với lô gích.
Galile còn làm thêm một thí nghiệm nữa trong chân không. ông thả rơi đồng thời một mảnh sắt và một
cái lông chim và phát hiện thấy tốc độ rơi của chúng bằng nhau.
Vậy là Galile dũng cảm tuyên chiến với Aristote. Ông làm thí nghiệm trước công chúng trên cây tháp
nghiêng ở thành phố Pixa của nước Italia. Ông lấy hai quả cầu bằng sắt to bằng nhau, nhưng một quả
thì đặc, còn một quả thì rỗng, rồi từ trên tháp, hai tay ông đồng thời cho hai quả cầu ấy rơi xuống.
Những người đến xem cuộc thí nghiệm đã kinh ngạc phát hiện thấy rằng hai quả cầu bằng sắt đã rơi
xuống đất cùng một lúc. Bằng cách đó, Galile đã tuyên bố với thế giới phát hiện quan trọng của ông:
"Định luật rơi tự do".
Việc Galile phát hiện ra định luật rơi tự do đã bắt đầu nảy sinh từ chỗ ông hoài nghi lí luận có tính
chất quyền uy của Aristote. Kinh nghiệm thành công của ông nói với chúng ta rằng: hoài nghi chính là
khởi điểm của phát minh khoa học, chỉ khi nào dám mạnh dạn hoài nghi, nêu vấn đề thì mới có thể có
tìm tòi mới, phát. hiện mới và sáng tạo mới.
HOA