Tại sao khi uống rượu người ta thích chạm cốc?
Trong các bữa tiệc, yến hội người ta đều thích chạm cốc uống rượu để tăng thêm không khí vui mừng
long trọng, nhưng các bạn có biết nghi thức của tập quán này bắt nguồn từ đâu không?
Có người cho rằng tập quán chạm cốc uống rượu bắt đầu có từ thời cổ đại La Mã. Người thời bấy giờ
coi trọng sức mạnh và thường có tổ chức những cuộc đấu võ. Trước khi vào cuộc, các đấu sĩ thường
uống rượu để tỏ lòng tôn trọng và khuyến khích lẫn nhau. Nhưng để đề phòng những kẻ có lòng dạ bất
chính cho thuốc độc vào rượu của đối phương, người ta mới nghĩ ra một cách là trước khi vào đấu,
hai đối thủ đều đổ ít rượu trong cốc của mình vào cốc của đối phương, để cho thấy rằng trong việc
uống rượu không có gì là giả trá. Trong khi làm động tác này, hai chén rượu tất nhiên phải chạm vào
nhau. Về sau nghi thức này dần dần đã trở thành một lễ tiết trong các buổi chè chén.
Có người lại truy nguyên tập quán chạm cốc khi uống rượu lên tới thơi đại cổ Hy Lạp. Người Hy Lạp
thời cổ đại vốn rất thích uống rượu. Người ta nghĩ rằng trong khi uống rượu có rất nhiều khí quan
trong cơ thể con người có thể cùng tham gia hưởng thụ hoạt động thú vị này. Mũi thì được ngửi mùi
thơm của rượu, mắt thì có thể ngắm mầu sắc của rượu, lưỡi thì có thể thưởng thức mùi vị.của rượu.
Nhưng chỉ còn hai cái tai là bị gạt ra ngoài, chẳng được hưởng cái thú gì cả.
Vậy thì làm thế nào có thể bổ sung được điều thiếu sót này? Kết quả là người ta đã nghĩ ra được một
cách : trước khi uống rượu ta hãy cho hai cái cốc chạm vào nhau, như thế hai cái tai sẽ được nghe
thấy tiếng những cốc rượu vang lên khi chạm vào nhau và cũng được hưởng cái lạc thú khi uống rượu.
Sau đó thời gian qua đi và việc chạm cốc khi uống rượu đã trở thành một phong tục tập quán.
Còn như ở Trung Quốc thì trong phong tục tập quán truyền thống của việc uống rượu, những điều
đíchác có được văn tự ghi lại là "Cử bôi" (nâng chén) và "Can bôi" (cạn chén). Người đời xưa, khi
mời nhau uống rượu thì đầu tiên nâng chén rượu lên thật cao sau đó chỉ một hơi là uống cạn. Nhà thơ
Lí Bạch đời Đường có câu:
Cử bôi yêu minh nguyệt,
Đối cảnh thành tam nhân.
(Nâng chén mời trăng sáng,
Trước bóng thành ba người).
Từ sau đời nhà Thanh, các tập quán nâng chén của người Trung Quốc và chạm cốc của người phương
Tây kết hợp với nhau, nên ngày nay khi người ta uống rượu mừng bao giờ trước tiên cũng chạm cốc.
CHU SƠ DU