"Họ" do đâu mà có?
Mỗi người chúng ta đều có họ tên, họ do tổ tiên truyền lại cho, còn tên thì được bố mẹ đặt cho, thế
nhưng cái họ được tổ tiên lưu truyền lại do đâu mà có?
"Họ" có thể truy ngược trở lại tới thời cổ xa xưa, khi loài người còn sống trong xã hội thị tộc mẫu hệ.
Thời bấy giờ các thành viên trong một thị tộc chỉ có mẹ mà không có cha. Để làm cho thị tộc của mình
cóphân biệt với các thị tộc khác, mà cũng để phòng ngừa hiện tượng xấu có người cùng một họ lấy
nhau, mỗi thị tộc đều dùng những động vật, thực vật hay những vật khác mà mình thường dùng, hay có
quan hệ sản xuất với mình trong đời sống, để làm vật tượng trưng tiêu biểu cho thị tộc của mình. Các
động vật, thực vật hay hiện vật ấy là những "tôtem", "họ" chính là đã bắt đầu có từ đấy.
"Họ” cho thấy rõ rằng những người cùng một họ đều là con cháu của cùng một bà tổ, cho nên "họ” có
thể "làm rõ huyết thống, phân biệt hôn nhân”, nhiều họ của người ta khi viết bằng chữ Hán có kèm bộ
nữ như họ Cơ, họ Khương, họ Diêu. Đấy là các "nguyên tính” (họ gốc truyền lại từ đời xưa).
Đến khi chuyển sang chế độ xã hội phụ hệ thì "họ” cho thấy rõ quan hệ huyết thống phụ hệ. Vì nhân
khẩu ngày một tăng thêm, cho nên các chi các phái trong một họ cũng tăng thêm với một loạt những
“Thị”. Thời bấy giờ các bậc gia trưởng trong xã hội phụ hệ được gọi phổ biến là "Thị”. Chẳng hạn
Hoàng Đế được gọi là Hiên Viên Thị, vua Nghiêu được gọi là Đào Đường Thị...
Khi chuyển sang xã hội có giai cấp thì chỉ những người nam giới trong giai cấp quý tộc mới được gọi
là "Thị" để "phân biệt quý tộc và tiện dân", còn nữ giới trong giai cấp quý tộc thì gọi theo "họ" (Tính)
để "phân biệt hôn nhân".
Triều nhà Chu là một thời kì quan trọng đã thể chế hóa nền văn hóa cổ đại và đã định ra cả một chế độ
nghiêm ngặt về sự sản sinh các "Tính" và "Thị". Nói chung các chư hầu lấy tên nước được thụ phong
làm "Thị", như Ngu, Hạ, Chu... Các quan đại phu thì lấy đất được phong làm "Thị" như Thôi, Lư, Bào
v.v. Cũng có những trường hợp lấy chức quan làm "Thị" như Sử, Tư Mã..., nhưng còn có những trường
hợp lấy nơi ở làm "Thịư Đông Quách, Bách Lí, Liễu Hạ...
Sang đến đời Chiến Quốc, trong xã hội có những chuyển biến rất lớn. Nhiều nhà quý tộc bị sa sút,
không ít họ thậm chí biến thành nô lệ, vì thế các "Thị" không còn có nhu cầu tồn tại nữa, và nhiều lớp
bình dân bắt đầu có thể có "họ”, tình hình này đã được kéo dài đến đời Hán. Đến thời ấy thì “họ” về
cơ bản đã được xác định, đại khái cũng tương tự như ngày nay.
LA DUẪN HÒA