Tại saotường các cung điện và đền miếu có màu đỏ?
Cố Cung ở Bắc Kinh, miếu Nhạc Phi ở Hàng Châu, cả đến các công trình kiến trúc rải rác khắp các
nơi trên đất nước Trung Quốc như: miếu Khổng Tử, miếu Quan Đế..., đều có chung một đặc điểm là
có tường màu đỏ. Tại sao vậy?
Điều này có liên quan tới việc tổ tiên của chúng ta sùng bái lửa và ưa thích màu đỏ. Họ cho rằng màu
đỏ tượng trưng cho lửa, có tác dụng xua đuổi các loài tà ma yêu quái, trừ bỏ mọi thứ tai họa và bệnh
tật.
Sự sùng bái lửa và màu đỏ như thế này thậm chí có thể truy tìm ngược lên đến người vượn Bắc Kinh,
thời nguyên thủy quen sống trong các hang động trên đỉnh núi.
Khi phát hiện thấy các di chỉ của con người sinh sống trong các hang động, các nhà khảo cổ học đã
nhận thấy một điều là những người vượn này có một tập quán mai táng kì lạ là rắc một vòng bột quặng
oxide sắt màu đỏ chung quanh người chết. Sau khi nghiên cứu, các nhà khảo cổ đã đi đến nhận định
rằng những người vượn sống ở hang động đã có khái niệm "linh hồn”. Vì thế khi mai táng người chết
bao giờ họ cũng phải chôn theo một số đồ dùng cần thiết trong sinh hoạt, để người chết có thể sử dụng
ở thế giới bên kia. Lửa lại là thứ hết sức thiết yếu trong cuộc sống, nhưng lửa thì không thể chôn xuống
dưới mồ, vì thế họ chỉ còn có một cách dùng bột quặng oxide sắt để thay cho lửa là thứ có màu đỏ.
Sự sùng bái màu đỏ như thế này cũng đã ảnh hưởng tới một sốc ít người ngày nay. Chẳng hạn như dân
tộc Mèo vùng Tương Tây, khi tiến hành các hoạt động tế lễ, các thầy mo bao giờ cũng mặc một cái áo
đại bào màu đỏ, lắc những cái nhạc bằng đồng để xua đuổi tà ma. Trong thường hợp này ý nghĩa tượng
trưng của cái áo đại bào màu đỏ là xua đuổi tà ma. Tại những khu vực miền núi xa xôi của tỉnh Vân
Nam, đến ngày nay vẫn có một số ít người lấy máu tươi bôi lên khắp người cho thành màu đỏ. Họ cho
rằng làm như thế thì sẽ tránh khỏi bị ác ma xâm nhập làm hại.
LA DUẪN HÒA