Tại sao Bồ Tát Quan Thế Âm có khi là nam có khi là nữ ?
Nhìn chung, các vị Bồ Tát được thờ trong chùa chiền hầu như đều là nam giới, riêng tranh và tượng
Bồ Tát Quan Thế Âm lưu hành trong dân gian lại là nữ.
Thật ra ban đầu Bồ Tát Quan Thế Âm không phải là nữ. Ở đất phát nguyên của đạo Phật là Ấn Độ, ở
Trung Quốc thời kì mới du nhập đạo Phật, hình tượng của Bố Tát Quan Thế Âm là nam, từ thời Nam
Bắc Triều, đặc biệt là sau đời nhà Đường, mới dần dần biến thành nữ.
Tại sao Quan Thế Âm dần dần biến thành nữ? Theo kinhPhật, Quan Thế Âm đã từng thề phổ độ chúng
sinh, khi chúng sinh thành Phật thì bản thân còn chưa thành Phật. Và để có thể phổ độ chúng sinh,
Quan Thế Âm thường thay đổi hình dạng tùy theo những đối tượng khác nhau, làm cho người ta dễ
cảm thấy thân thiết, nhờ đó đạt tới hiệu quả tốt hơn trong việc tuyên truyền Phật pháp. Chẳng hạn khi
truyền giảng Phật pháp cho đối tượng là một đứa con gái nhỏ, Quan Thế Âm xuất hiện dưới hình hài
một đứa con gái nhỏ. Nhưng nếu đối tượng là một phụ nữ thì Quan Thế Âm lại hiện ra dưới hình hài
một thiếu phụ hay một bà già, và nếu đối tượng là một ni cô thì Quan Thế Âm lại có hình hài một ni
cô.
Từ đời Đường về sau, tượng Quan Thế Âm dần dần được tạc thành một người phụ nữ. Trong tranh và
tượng ở động Đôn Hoàng đời Đường, thân thể Quan Thế Âm có tỉ lệ cân đối, tư thái tự do, mặt đầy
đặn, đầy nữ tính. Sau nữa, hình tượng Bồ Tát nữ tính mĩ miều thì sẽ lại càng mang tình người phong
phú hơn, càng dễ gây được cảm tình của người ta, càng làm cho người ta dễ tiếp cận. Ngoài ra một vị
Quan Thế Âm nữ bổ sung và điều hòa cho vẻ uy nghiêm của các vị Phật và hình tượng dữ tợn của các
vị Kim Cương. Do đó các bức tượng Quan Thế Âm trong nhân gian đến nay đã được cố định là nữ.
DIỆP QUẢNG SINH