BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 301

Chùa miếu là nơi tín đồ đạo Phật tiến hành các hoạt động tôn giáo. Khi vào chùa, từ phía nam lên phía
bắc, chúng ta lần lượt thấy điện Sơn môn, điện Thiên vương, Đại Hùng Bảo Điện và Pháp Đường.
Điện Thiên Môn gồm cửa Tam Quan, hai bên cửa Tam Quan có tạc hình hai đại lực sĩ Kim Cương.
Trước điện Thiên Vương có tượng Phật Di Lặc bụng to, hai bên có bốn Đại Thiên Vương, cũng được
gọi là bốn Đại Kim Cương. Sau lưng tượng Phật Di Lặc lại có tượng Vi Đà cầm cây hàng ma trử (cây
vồ hàng phục yêu ma).
Pháp đường là nơi giảng Phật phát hoặc là nơi các sư tụ tập.
Còn Đại Hùng Bảo Điện là vật thể kiến trúc trung tâm của toàn bộ ngôi chùa. Đó là nơi thờ giáo tổ
Phật Thích Ca Mâu Ni. Vì là trung tâm chùa miếu, cho nên Đại Hùng Bảo Điện bao giờ cũng có khí
thế hùng vĩ. Ngay giữa khu đại điện rất rộng có tượng Tam Tôn, hoặc tượng Phật tam thế : Quá khứ,
Hiện tại, Tương lai, hoặc tượng Phật tam thân : hóa thân, cực thân, ứng thân. Đứng hầu hai bên là đệ
tử của Phật là A Nan và Cà Diệp. Sát tường hai bên tả hữu đại điện có tượng mười tám vị La Hán
hoặc hai mươi Chư Thiên. Trong hậu đường thì có tượng Bồ Tát Quan Thế Âm, đứng hầu hai bên
Quan Thế Âm có tượng Thiện Tài đồng tử và Long Nữ, lại còn có một số những bức tượng khác nữa.
Chẳng hạn như thể hiện 53 chuyện Thiện Tài đồng tử tìm thầy hành đạo.
"Đại Hùng" là cách gọi tôn trọng Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, ý ví ngài như một dũng sĩ không biết sợ,
có sức mạnh hàng phục tứ ma : Ngũ Âm ma, Phiền Não ma, Tử ma, Thiên Tử ma. Trong kinh Pháp
Hoa
có lời tán tụng như sau: "Thiện tai, thiện tai Đại Hùng Thế Tôn (tốt lành thay, tốt lành thay, đức
Thôn Đại Hùng).
Vì gian chính điện trong chùa miếu là nơi thờ đức Thích Ca Mâu Ni nên gọi là Đại Hùng Bảo Điện. Ở
Nhật Bản, Đại Hùng Bảo Điện cỏn được gọi là "Kim Đường" (nhà vàng).

BÀNG KIÊN

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.