Đạo giáo và Phật giáo có ảnh hưởng thế nào đối với văn hóa thời
cổ ở Trung Quốc?
Trong nền văn hóa tư tưởng của Trung Quốc thời cổ, Nho giáo bao giờ cũng chiếm địa vị chủ đạo.
Nhưng từ thời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều, Đạo giáo và đạo Phật bắt đầu có ảnh hưởng rất lớn.
Đạo giáo đã nảy sinh ngay trên đất Trung Quốc. Nhiều tư tưởng tôn giáo của đạo này, cũng như các vị
thần trong đạo được tôn sùng hàng ngàn năm nay, đã thâm nhập vào dân gian và trở thành phong tục
tập quán. Chẳng hạn như Ngọc Hoàng Thượng Dế, Thần Tài... được dân chúng tôn thờ, vốn dĩ đều là
những vị thần được những người theo Đạo giáo tôn trọng thờ cúng.
Đời Hán chỉ tôn thờ một mình đạo Nho và đã định ra "tam cương ngũ thường", coi đó là hạt nhân của
Nho học mới. Nhưng cơ sở tư tưởng của "tam cương ngũ thường" lại là khái niệm "đạo" của Đạo
giáo. Trong lịch sử văn hóa tư tưởng vài ngàn năm sau đó, Đạo giáo vẫn là yếu tố bổ sung cho Nho
giáo.
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ. Phật giáo vốn có triết học và trí tuệ hết sức thâm thuý, đã có những
cách kiến giải độc đáo về vũ trụ nhân sinh và lí trí của nhân loại. Các tư tưởng và cách giải thích của
Phật giáo không những có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển triết học cổ đại Trung Quốc, mà còn đồng
thời ảnh hưởng tới quan niệm tư tưởng của con người thời bấy giờ, cùng đạo đức hành vi của họ.
Đạo giáo và Phật giáo cũng cảnh hưởng hết sức to lớn đối với văn học và nghệ thuật Cổ đại Trung
Quốc. Đạo giáo coi trọng tự nhiên, đề cao tư tưởng thanh tịnh vô vi, và bao giờ cũng có địa vị quan
trọng trong văn học cổ đại. Người sáng lập ra giáo phái Toàn Chân là Vương Trùng Dương và các đệ
tử của ông cũng làm những bài thơ và bài từ rất hay. Việc phiên dịch các kinh Phật đã gợi ra cho văn
học cổ điển Trung Quốc những lãnh vực và đề tài mới mẻ, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển của môn
âm vận học tiếng Hán. Sáng tác của các nhà văn học trứ danh Trung Quốc như Đào Uyên Minh, Bạch
Cư Dị, Tô Thức... đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Phật giáo, nhiều câu chuyện trong các bộ
kinh Phật đã được đưa vào sáng tác văn học. Các câu chuyện hay nhân vật trong thần thoại của đạo
giáo như Bát Tiên, Vương Mẫu... đã trở thành những đề tài sáng tác của văn học cổ đại.
Đạo giáo và Phật giáo cũng đẩy mạnh sự phát triển của các ngành kiến trúc, nghệ thuật hang động, âm
nhạc, vũ đạo Cổ đại của Trung Quốc, thậm chí có cả những cống hiến rất lớn trong sự phát triển của
khoa học kĩ thuật. Các sách sử ghi lại rằng: Có hơn mười bộ sách về y dược được dịch từ tiếng Ấn
Độ bộ "Chu Dịch tham đồng khiết" của Đạo giáo có đề cập tới nhiều mặt y dược, thiên văn, số học...
LA DUẪN HÒA