"Đào Nguyên ngoài cõi thế” là ở chỗ nào?
Đại thi hào Đào Uyên Minh đời Đông Tấn có tác phẩm Đào Hoa Nguyên kí tả chuyện một dân chài,
khi đánh cá ở sông Nguyên, phát hiện thấy một cửa động, bèn bỏ thuyền đi vào. Anh thấy bên trong
động là một thế giới khác hẳn nơi mình đang sống, có ruộng tốt, ao đẹp, nhà cửa khang trang, dân
chúng sống hạnh phúc, an ninh, người người đều lao động, không có người bóc lột người, không chịu
ảnh hưởng của chiến tranh loạn lạc. Anh dân chài trở về đem chuyện này thưa với quan phủ. Đến khi
anh ta đi lần thứ hai thì lạc đường, cho nên không tìm thấy được nữa. Từ đấy nơi ấy được gọi là "Đào
Nguyên ngoài cõi thế” . Vậy Đào Nguyên có thật hay không?
Rõ ràng Đào Hoa Nguyên không phải là một nơi có thật. Đào Uyên Minh sống trong một thời đại xã
hội biến động loạn lạc, chính trị hủ bại, nhân dân chìm trong nghèo nàn khốn khổ, Đào Hoa Nguyên
chính là cái xã hội lí tưởng mà ông đang tìm kiếm. Về sau người ta cũng dùng Đào Nguyên ngoài cõi
thế để gọi một nơi có cuộc sống lí tưởng, hạnh phúc.
Có lẽ con người rất mê vùng đất tương tự như cõi tiên này, cho nên cứ tìm cách tìm đến. Ngày nay ở
phía tây nam huyện Đào Nguyên thuộc tỉnh Hồ Nam có một trái núi trông ra sông Nguyên, phong cảnh
rất đẹp. Có người cho rằng nơi này chính là Đào Hoa Nguyên, nên đặt tên cho núi là Đào Nguyên
Sơn. Và đương nhiên cái động nằm trong núi đượ gọi là Đào Nguyên Động.
Bắt đầu từ đời Đường, nơi này mọc lên nhiều ngôi chùa và đạo quán, văn nhân mặc khách nhiều thời
tới thưởng ngoạn và đề thơ. Đào Hoa nguyên vì thế mà trở thành một nơi danh thắng nổi tiếng.
VƯƠNG QUỐC DŨNG