BIẾT TẤT TẦN TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ - Trang 324

Tại sao trong tên gọi nhiều thành phố Trung Quốc có chữ "châu”?

Khi xem bản đồ Trung Quốc, nhiều bạn có thể phát hiện thấy một hiện tượng thú vị là trong tên gọi
nhiều thành phố có chữ "châu”. Hãy chỉ nói về vùng chung quanh thành phố Thượng Hải: men theo
tuyến Hỗ Ninh thì đã có Tô Châu, Thường Châu, Dương Châu. Ở tỉnh Chiết Giang lại có Hàng Châu,
Hồ Châu, Ôn Châu... Các tỉnh khác còn có các thành phố Phúc Châu, Quảng Châu, Trịnh Châu.
Ở Trung Quốc, "châu" vốn là một cách quy định khu vực hành chính đời xưa. Truyền thuyết kể rằng
sau khi Đại Vũ trị thủy, ông đã chia thiên hạ ra làm chín châu: Dực Châu, Thanh Châu, Từ Châu,
Dương Châu, Kinh Châu, Dự Châu, Lương Châu, Ung Châu, Duận Châu. Vì thế người đời sau mới gọi
toàn cõi Trung Quốc là "Cửu Châu". Tuy nhiên "Cửu châu" của Đại Vũ chưa thật sự là những khu vực
hành chính.
Đến đời Vũ Đế nhà Hán, để tăng cường quyền lực quản lí đối với các địa phương, trong toàn quốc đã
thiết lập mười ba khu giám sát gọi là "Thứ Sử bộ", nhưng người ta noi theo cách gọi "Cửu châu" thời
xưa, cho nên cũng gọi là "thập tam châu". Điều này đã làm người đời sau cho rằng người đầu tiên thiết
lập nên các châu là Hán Vũ Đế.
Đến những năm cuối cùng của thời kì Đông Hán, "châu" chính thức trở thành một khu vực hành chính,
cũng như tỉnh ngày nay. Về sau các châu ngày càng nhiều, và tên các thành phố trong đó có chữ "châu"
cũng tăng lên và đều tương đối phát triển về các mặt kinh tế và văn hoá.
Sau cách mạng Tân Hợi năm 1911, chế độ các châu đã bị bãi bỏ. Nhưng chữ "châu" trong tên các
thành phố vẫn còn giữ lại đến ngày nay.

V

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.