Tại sao nói Bắc Kinh là một thành phố có tính chất đối xứng ?
Nếu chúng ta có dịp ngồi trên máy.bay trực thăng mà nhìn từ trên cao xuống thành phố Bắc Kinh, thì sẽ
phát hiện thấy một điều kì lạ, là thành phố này có bố cục bên phải bên trái đối xứng với nhau hết sức
chỉnh tề.
Bắc Kinh vốn là một thành phố cổ có lịch sử rất lâu đời, bốn triều đại phong kiến Kim, Nguyên, Minh,
Thanh đã đóng đô ở đây. Nhất là đời Minh và Thanh, triều đình hết sức chú trọng tới tính chất đối
xứng trong bố cục và kiến trúc của toàn bộ thành Bắc Kinh.
Chẳng hạn nếu lấy Cố Cung làm trung tâm thì từ Vĩnh Định Môn, Tiền Môn, Thiên An Môn, Ngọ Môn,
Thần Vũ Môn, Cảnh Sơn cho tới Địa An Môn, Chung Lâu Môn, An Định Môn, đã hình thành một
đường trục giữa nam bắc, hai bên đường trục giữa này, Đông Tứ và Tây Tứ là hai đường phố lớn theo
hướng nam bắc chạy song song với đường trục giữa. Còn tất cả các phố lớn phố nhỏ và các ngõ chạy
theo hướng đông tây đều được phân bố hai bên đường trục giữa. Vì thế người rất dễ nhận ra các con
đường ở Bắc Kinh.
Ngoài ra tất cả các công trình kiến trúc chính trong thành Bắc Kinh cũng chú trọng tính chất đối xứng.
Thí dụ: Thiên Đàn và Địa Đàn được xây dựng đối xứng nhau. Hai bên Thiên An Môn, phía đông có
Thái miếu của hoàng thất (nay là Cung Văn hóa Nhân dân Lao động), phía tây là Thần Đàn dùng để tế
thần (nay là Công viên Trung Sơn).
Cả đến bên trong Cố Cung các điện, đường, lầu, các, cái này lên cao, cái kia xuống thấp, nhưng tất cả
đều chỉnh tề đối xứng, tạo ra cho người xem một cảm giác ổn định hùng vĩ trang trọng.
Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, kiến trúc đô thị của Bắc Kinh vẫn kế tiếp phong cách
truyền thống ấy. Các con đường Hoàn Thành Địa Thiết (đường sắt ngầm chạy quanh thành phố), Nhị
Hoàn Lộ (đường vòng thứ hai), Tam Hoàn Lộ (đường vòng thứ ba) và Ngũ Hoàn Lộ (đường vòng thứ
năm) đều được xây dựng đối xứng, lấy Cố Cung làm trung tâm.
Có thể thấy rằng trên thế giới ngày nay, Bắc Kinh là thành phố độc nhất vô nhị có tính chất đối xứng
như thế.
HIỂU B>