Tại sao các ngõ và phố nhỏ ở Bắc Kinh được gọi là "hổ đồng".
Còn ở Thượng Hải thì gọi là "lí lộng" ?
Lúc mới tới Bắc Kinh, nhiều người rất có hứng thú đối với các phố nhỏ, được gọi là "hồ đồng", một
cách gọi nghe rất lạ tai. Nào là : hồ đồng Tiền Lương, hồ đồng Thuyền Bản, hồ đồng Giáo Tử. Nhưng
ở Thượng Hải thì những ngõ phố nhỏ lại được gọi là "lí lộng". Các khu dân cư được gọi là "X X lí"
hay "X X lộng". Tại sao hai thành phố này lại có cách gọi khác nhau như vậy?
Điều này có liên quan tới việc quy hoạch thành phố. Ở Trung Quốc xưa, thành phố được quy hoạch
ngay ngắn, đường phố ngang dọc chạy vuông vắn như trên bàn cờ. Đầu tiên người ta dùng chế độ "lí
phường" dùng các đường trục Nam Bắc và phố lớn theo hướng Đông Tây chia thành phố thành từng
khu dân cư hình vuông, gọi là "lí" hay "phường", xung quanh xây tường, bên trong có một dãy phố theo
hướng Đông Tây. Các thành Trường An thời Đường, Bắc Kinh thời nhà Nguyên, cách quy hoạch thành
phố tuy còn giữ các khu cư dân bố trí theo kiểu bàn cờ nhưng không còn có tường vây nữa. Các đường
phố nhỏ này người Mông Cổ gọi là "hồ đồng" và cách gọi này đã được dùng cho tới ngày nay.
Thượng Hải là thành phố mới phát triển trong thời Cận đại. Trước Chiến tranh Nha phiến năm 1840,
Thượng Hải nằm gọn trong khu thành cổ, về sau đã không ngừng được mở rộng đã xuất hiện các khu
nhà ở kiểu mới, có chỗ gọi là lí, có chỗ gọi là phường, các đường hẹp nằm ở giữa các nhà được gọi là
"lộng" hoặc "lộng đường". Trong tiếng Ngô vùng Giang Nam chữ lộng có nghĩa là phố nhỏ, vì thế mỗi
khu dân cư đều được gọi là "lí lộng", dựa theo đẳng cấp của các nhà ở lại có phân ra những lí lộng
khố môn (ngõ cửa kho), lí lộng tân thức (ngõ kiểu mới), lí lộng hoa viên dương phòng (ngõ có vườn
hoa nhỏ kiểu Tây). Cách quy hoạch kiến trúc nhà ở kết hợp hai phong cách truyền thống Trung Quốc
và Âu Mỹ như thế này đã trở thành một điểm đặc sắc của Thượng Hải.
VƯƠNG QUỐC DŨNG