Tại sao vùng Nội Mông có rất nhiều "hạo đặc" ?
Nếu chúng ta có dịp đi qua vùng Nội Mông hoặc chỉ mở xem một tấm địa đồ Nội Mông, thì sẽ phát
hiện thấy rằng có nhiều trong tên gọi nhiều thành phố có hai chữ "hạo đặc". Nổi tiếng nhất là thủ phủ
của khu tự trị gọi là Hô Hoà Hạo Đặc. Ngoài ra còn có Ô Lan Hạo Đặc, Nhị Liên Hạo Đặc...
Thật ra trong tiếng Mông Cổ "hạo đặc" có nghĩa là thành phố. Hô Hòa Hạo Đặc có nghĩa là thành phố
màu xanh da trời, Ô Lan Hạo Đặc có nghĩa là thành phố màu hồng. Các địa danh nói chung gồm có hai
thành phần. Thông thường nửa đặt trước là phần chỉ đặc điểm, còn nửa sau là tên địa lí thông dụng.
Phần chỉ đặc điểm thường nói lên vị trí, màu sắc, số lượng. Chẳng hạn như : đông, tây, vàng, đen, to,
nhỏ..., còn tên địa lí thông dụng thì nói lên địa hình tự nhiên như sông, núi hay thành phố, thị trấn, thôn,
làng...
Trong tiếng Mông Cổ "tích lâm" có nghĩa là cao nguyên, "tích lâm" ghép với "hạo đặc" sẽ thành "Tích
Lâm Hạo Đặc" (thành phố trên cao nguyên) và nếu ghép với "quách lạc" (sông chỉ có nước chảy theo
mùa) thì sẽ thành tên con sông Tích Lâm Quách Lạc.
Phương pháp đặt các địa danh như thế này đã trở thành thông dụng trong các thứ tiếng Hán, Tạng, Duy
Ngô Nhĩ. Chẳng hạn "Bắc Kinh Thị", "Nam Kinh Thị", "Tây Kinh Thị" đều được ghép bằng phần nói
lên đặc điểm chỉ vị trí với "thị" là tên địa lí thông dụng.
Trong tiếng Tây Tạng, "tích" có nghĩa là hồ. Nạp Mộc Tích, Sắc Lâm Tích là hai cái hồ lớn số một và
số hai trong vùng Tây Tạng.
Lại thí dụ như như tiếng Thái thì bờ đê được gọi là "mạnh", vì thế trong những văn bản đời Tây Hán,
nhiều địa danh có chữ "mạnh".
LA DUẪN HÒA