Tại sao trong tên gọi các công trình kiến trúc thời cổ thường có
chữ "cửu” ?
“Cửu” (chín) là con số được dùng nhiều trong dân gian ở Trung Quốc. Đặc biệt các công trình kiến
trúc cổ hầu như đều liên quan đến số chín. Chẳng hạn thành Bắc Kinh hồi đầu có chín cổng; Thiên An
Môn có chín tòa lầu gọi là Cửu Doanh Trùng Lâu; bốn góc Cố Cung có các tòa lầu đều gồm chín tầng
và mười tám cột trụ; cổng lớn các kiến trúc cung đình đều có chín đèn ngang và chín đèn dọc; các bức
tường chạm rồng ở Bắc Hải và Cố Cung đều có chín con, vì thế được gọi là "Cửu Long Bích" (tường
chín con rồng). Vậy thì tại sao lại như thế ?
Vốn là, người Trung Quốc thời cổ dựa vào thuyết âm đương gọi số lẻ là số dương, còn số chẵn là số
âm. Số Chín lớn nhất trong các số dương nên gọi là "cực dương số”. Vì thế người ta thường dùng số
chín để nói lên cái ý niệm to, nhiều, hết sức, và còn dùng số chín để tượng trưng cho thiên tử. Sách cổ
Kinh Dịch viết rằng con số chín có ý nghĩa tốt lành nên kiến trúc cung đình thời cổ Trung Quốc đều
dùng số chín hoặc các bội số của số chín để thiết kế xây dựng, nhằm làm nổi lên ý niệm hoàng đế là
bậc thiên tử, không ai còn có thể cao hơn nữa.
Vì số chín là số lớn nhất trong các số, cho nên người ngày nay vẫn thường xuyên thích dùng số chín
hoặc các bội số của số chín để nói lên ý niệm về cái gì có nhiều. Chẳng hạn cửu tiêu (chín tầng trời),
cửu tuyền (chín suối, tức là âm phủ), thập bát ban vũ nghệ (mười tám môn võ nghệ), thập bát tằng địa
ngục (mười tám tầng địa ngục), thập bát La Hán (mười tám vị La Hán), tam thập lục kế (ba mươi sáu
kế), thất thập nhị hàng (bẩy mươi hai ngành nghề)...
LIÊU KIỆN HOA