sách nổi tiếng của tác giả Gay Zukav viết năm 1979 về những cách diễn giải
thần bí về vật lý lượng tử - ND.
(25) Dharmakaya (Pháp Thân) là khái niệm trung tâm trong Phật giáo Đại
Thừa, bộ phận cấu thành thuyết Tam Thân. Pháp thân là thể tính thật sự của
Phật, đồng nghĩa với Chân như, là thể của vũ trụ. Pháp thân là thể mà Phật
và chúng sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là quy luật vận hành
trong vũ trụ là giáo pháp do đức Phật truyền dạy. Pháp thân được xem chính
là Phật pháp. Pháp thân được xem là thường hằng, vô tướng, nhất nguyên, là
thể tính chung của các vị Phật, là dạng tồn tại thật sự của chư Phật. Có lúc
người ta xem Pháp thân là thể tính của mọi sự, là Pháp giới, là Chân như, là
tính Không, là Phật tính. Trong nhiều trường phái, người ta xem Pháp thân là
thể trừu tượng không có nhân trạng, có trường phái khác lại xem Pháp thân
hầu như có nhân trạng. Đạt trí huệ siêu việt đồng nghĩa với, sự trực chứng
được Pháp thân - ND.
(26) Đạo Bà la môn (Brahman) là một khái niệm về một thánh thần tối
thượng của Ấn Độ giáo. Brahman là hiện thực siêu việt không thay đổi, vô
hạn, có ở khắp mọi nơi và là nền tảng linh thiêng cho tất cả vật chất, năng
lượng, thời gian, không gian, các thể sống, và tất cả những gì vượt khỏi vũ
trụ này - ND.
(27) Krishna là một vị thần được thờ phụng trong Ấn Độ giáo. Krishna
thường được khắc hoạ như một đứa tre sơ sinh, một câu bé thổi sáo hay một
hoàng tử trẻ trung đưa ra những lời chỉ dẫn - ND.
(28) Bhagavad Gita, “Bài hát của Đấng Tối Cao” hay “Chí Tôn ca” là một
văn bản cổ bằng tiếng Phạn bao gồm 700 câu của bộ trường ca
Mahabharata. Những câu này, sử dụng dạng thơ mỗi câu có năm âm tiết với
nhiều so sánh và ẩn dụ, mang nhiều tính thơ ca. Nội dung của Bhagavad Gita
là một cuộc đối thoại giữa Krishna và Arjuna diễn ra trên chiến trường