bùn đất về nhà, vẫn cứ bị bố mẹ quở trách gay gắt. Còn Chỉ An thì ghét cậu
chàng lắp ba lắp bắp, chân tay lóng ngóng, dần dà, cũng không thèm chơi
với cậu nữa.
Chỉ Di với Kỉ Đình thì lại hợp nhau. Kể cũng lạ, cô bé Chỉ Di trước nay
vẫn hay khép kín ngượng ngùng, từ bé đến giờ, ngoài Chỉ An ra, cô bé chỉ
thích vui vầy bên Kỉ Đình. Cô bé còn vui lòng chia sẻ với vậu về đám cá
vàng cưng cùng kinh nghiệm nuôi cá. Dần dần, Kỉ Đình cũng bắt đầu nhận
ra được hầu hết các loại cá, hóa ra chúng có biết bao nhiêu chủng loại cùng
đủ thứ tên gọi kỳ quái lạ lùng, nào là Mắt Rồng, Đầu Hổ rồi La Hán… Chỉ
Di cũng kiên nhẫn nghe cậu kể lể những điển cố cùng truyền thuyết mà cậu
biết được từ chỗ bà mẹ dạy Văn hay ở trong sách. Hai đứa trẻ lặng lẽ vẫn
thường ở lì trong thư phòng của nhà họ Cố hay nhà họ Kỉ làm bài tập, hoặc
đứa nào làm việc đứa nấy, lòng dạ đều cảm thấy thật thoải mái yên ổn.
Kỉ Đình có lúc thầm nghĩ trong lòng, Chỉ Di quả là một cô gái nhỏ
khiến người ta phải thương cảm, ngoan ngoãn đáng yêu là thế, vậy mà sức
khỏe lại yếu kém, bệnh nặng bệnh nhẹ liên miên, ốm một cái là lại phải ở
nhà tĩnh dưỡng. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tính
tình cô bé khép kín như vậy. Thành tích học tập của cô bé cũng bị ảnh
hưởng, cũng may là chú Cố với dì Uông Phàm không câu nệ chuyện này
lắm, đối với hai người họ, điều quan trọng nhất là con gái được mạnh khỏe.
Kỉ Đình là con một, hết thảy tinh lực của hai vị phụ huynh trong nhà
đương nhiên đều dồn lên một mình cậu, cũng là phải lẽ. Thế nhưng, một
nhà có hai đứa con cùng tuổi như bên Cố Duy Trinh thì trong lòng người
lớn đúng là cũng có chuyện nhất bên trọng, nhất bên khinh, suy cho cùng
thì trái tim người ta cũng đâu có nằm ở chính giữa. Như Kỉ Đình thấy, thời
gian và sự chăm sóc mà hai vợ chồng chú Cố dồn vào Chỉ Di nhiều hơn
bao nhiêu so với Chỉ An. Về việc này, mọi người đều có thể lý giải được,
sức khỏe Chỉ Di không tốt, đúng là cần quan tâm chăm sóc hơn, còn Chỉ
An khỏe như rồng như hổ, càng không có ai kèm cặp, cô bé lại càng hớn