- ”Viễn” là nơi xa rộng. Ở địa hình này tình trạng thế lực đôi bên ngang
nhau thì không tiện khiêu chiến, nếu miễn cưỡng đánh thì bất lợi.
- Sáu điều nói trên là nguyên tắc lợi dụng địa hình, tướng lĩnh có trọng
trách không thế không suy xét kỹ.
- Việc binh có sáu tình huống tất bại là tẩu, trì, hãm, băng, loạn, bắc.
Không phải do tai họa trời đất mà là sai lầm của tướng lĩnh gây ra.
- ”Tẩu” là địa thế như nhau mà chỉ huy nhu nhược, không quyết đoán.
- ”Trí” là binh sĩ hăng hái mà chỉ huy nhu nhược, tất nhiên kém sức
chiến đấu.
- ”Băng” là chỉ huy nổi giận mà binh sĩ không phục, gặp phục địch cứ tự
ý xuất chiến, chủ tướng lại không hiểu năng lực của binh sĩ, ắt sẽ bại như
núi lở.
- ”Loạn” là tướng lĩnh nhu nhược, không uy nghiêm, huấn luyện không
có bài bản, quan hệ trên dưới không ra thể thống gì, bày trận lộn xộn, tự
mình làm rối quân đội của mình.
- ”Bắc” là tướng lĩnh không biết phán đoán chính xác tình hình địch, lấy
ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, tác chiến lại không có lực lượng mũi
nhọn, cầm chắc thất bại.
- Sáu tình huống ấy là nguyên nhân dẫn đến thất bại, tướng lĩn có trọng
trách không thể không suy xét kỹ.
- Địa hình là điều kiện hỗ trợ cho việc dùng binh. Phán đoán tình hình,
giành lấy thắng lợi, khảo sát địa hình lợi hại, tính toán xa gần, đó là phương
pháp mà một tướng lĩnh tài giỏi phải nắm vững. Nắm vững phương pháp rồi
mới chỉ huy tác chiến thì chắc thắng, không nắm vững phương pháp đã lo
chỉ huy tác chiến thì tất bại.