BINH PHÁP TÔN TỬ VÀ 36 MƯU KẾ - Trang 5

phải chăng có lợi để mà có hành động tương ứng. Dùng binh đánh giặc là
hành động dối trá (nguyên tác "Binh giả, quỷ đạo giã" là câu cửa miệng rất
nổi tiếng của các vị trí tướng). Thông thường, nếu có thể tấn công thì giả
như không thể tấn công, muốn đánh như giả như không muốn đánh, muốn
hành động ở gần nhưng giả như

muốn hành động ở xa, muốn hành động ở xa nhưng lại giả như muốn

hành động ở gần. Lấy lợi mà dụ kẻ tham, chiến thắng kẻ loạn, phòng bị kẻ
có thực lực, tránh kẻ thù mạnh, khiêu khích kẻ hay giận dữ. Địch khinh
thường thì làm chúng thêm kiêu, địch nhàn hạ thì làm chúng vất vả, địch
đoàn kết thì làm chúng ly tán. Tấn công kẻ thù lúc chúng không phòng bị,
hành động khi chúng không ngờ tới (nguyên tác "Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất
ý"). Tất cả những điều nói trên đều là sự khôn khéo để thủ thắng của nhà
quân sự, nhưng lại không thể quy định trước một cách máy móc. Phàm
trước khi khai chiến, đoán được thắng là do tính toán đầy đủ.Trước khi khai
chiến mà đoán không thắng là do tính toán không chu đáo. Tính nhiều hơn
tính ít, huống hồ không tính toán gì. Quan sát đủ các mặt đó, ai thắng ai bại
có thể đoán trước được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.