hoạt đông trong khu vực vi địa phải nghĩ ra mưu kế để vừa có thể tiến, vừa
có thể thoái, đồng thời còn phải đánh lừa kẻ địch, chờ lúc chúng chểnh
mảng, đột nhiên tấn công. Tôn Vũ còn bảo: ''Với vi địa, bên ta cần đóng cửa
phòng thủ'' (thiên cửu địa). Câu này ý chỉ trong trường hợp bên ta bị bao
vây, cần chủ động lấp cửa phòng thủ, nhằm tránh việc kẻ thù dùng mẹo ''ba
vây một đóng'' để làm lung lay quyết tâm cố thủ trận địa của tướng sĩ.
Ngược lại khi kẻ thù vướng, mắc trong vòng vây nên dùng mưu lược, thực
hiện chiến thuật tấn công bằng tâm lý, vận dụng các phương cách làm tan rã
đội ngũ, gọi hàng và công phá, nhằm thực hiện mục đích của việc chiến
đấu.
Tử địa - Khu vực không có lối thoát gọi là tử địa. Tác chiến trong khu
vực tử địa nếu tham sống sợ chết thì bỏ mạng là cái chắc. Chiến đấu dũng
cảm sẽ được tồn tại. Do đó, ở trong vùng “tử địa”, phải ra sức chiến đấu,
trong cái chết mưu cầu sự sống. Khi quân sĩ rơi vào vùng tử địa, tướng lĩnh
phải thể hiện trước ba quân lòng cảm tử, khiến toàn thể quân sĩ quyết giành
lấy sự sống trong vùng tử địa.
Việc tìm phương cách tác chiến thích hợp với địa hình là nguyên tắc tác
chiến cơ bản của bộ binh. Thời xưa chưa có các quân chủng hiện đại như
không quân và hải quân. Mọi cuộc chiến tranh đều diễn ra trên mặt đất, dẫu
là trong chiến tranh hiện đại, không quân và hải quân cũng phải nghĩ đến sự
ảnh hưởng của cơ cấu lục quân đối với mình. Vì vậy, việc tìm phương cách
tác chiến thích hợp với địa hình vẫn là điều cực kỳ quan trọng đối với chiến
tranh hiện đại.