• Về phía cung, nếu nguồn cung một mặt hàng tăng lên, giá của mặt hàng đó
sẽ giảm đi do nhiều hàng hóa sẵn có hơn.
• Tuy nhiên, nếu nguồn cung của một mặt hàng giảm, giá của mặt hàng đó
sẽ tăng do có hàng hóa sẵn có hơn.
Chỉ có đúng 21 triệu bitcoin sẽ được tạo ra, điều này làm số lượng bitcoin
trở nên hạn chế. Chính vì bị giới hạn, cho nên giá trị của bitcoin gia tăng khi
có nhiều người mua chúng hơn, và giảm xuống nếu nhiều người bán chúng.
Về lý thuyết, càng nhiều cửa hàng chấp nhận Bitcoin như một hình thức
thanh toán, thì nhu cầu đối với bitcoin sẽ ngày càng cao, tức là giá của
chúng sẽ trở nên cao hơn. Tương tự như vậy, nếu ngày càng ít cửa hàng chấp
nhận chúng như một hình thức thanh toán, nhu cầu đối với bitcoin sẽ ngày
càng thấp hơn, đồng nghĩa với giá của chúng sẽ giảm xuống.
Chỉ có một số bitcoin hữu hạn là một yếu tố rất quan trọng. Về phía cung,
chúng ta không thể tạo ra quá 21 triệu bitcoin. Nguồn cung bitcoin hạn chế
đồng nghĩa với việc sẽ không xảy ra tình trạng dư thừa bitcoin – một điều có
thể dẫn đến việc sụt giảm giá trị của chúng.
Nếu xem xét trường hợp của đồng đô la Zimbabwe trong 20 năm qua, chúng
ta sẽ thấy rằng: Chính phủ không có đủ tiền để trả nợ và thanh toán các
khoản nợ và chi phí, vì vậy chính phủ quyết định in thêm tiền. Mỗi lần như
thế, nguồn cung tiền lại tăng, từ đó làm giảm giá trị của đồng tiền. Và một
khi giá trị của đồng tiền giảm xuống, chính phủ lại phải in thêm tiền. Điều
này dẫn đến hiện tượng siêu lạm phát với chu kỳ in thêm tiền liên tục, hạ
thấp hơn nữa giá trị của đồng tiền và khiến chính phủ phải in nhiều tiền hơn
nữa.
Vào năm 2015, đồng đô la Zimbabwe bị mất giá nhiều đến nỗi 200 nghìn tỷ
đô la Zimbabwe có giá trị chưa tới 1 đô la Mỹ. Zimbabwe cuối cùng tuyên
bố rằng đồng tiền của họ đã vô giá trị, và chấp nhận sử dụng 8 loại tiền tệ
lớn làm phương tiện trao đổi hợp pháp trong nước bao gồm đồng đô la Mỹ,