Việt Nam, Myanmar, Venezuela, Nicaragua, Cuba, Liberia đều chấp nhận
đồng đô la Mỹ, nhưng vẫn ưu tiên đồng tiền địa phương trong các giao dịch
trao đổi.
Tại nhiều quốc gia sở hữu đồng tiền riêng, đồng nội tệ có thể không được
chấp nhận hoặc được sử dụng rộng rãi, chẳng hạn như máy ATM ở
Campuchia sẽ nhả đô la Mỹ chứ không phải nội tệ. Toàn bộ giá cả ở
Campuchia đều được hiển thị bằng đô la Mỹ, và các giao dịch cũng được
thực hiện bằng đồng đô la Mỹ. Đồng tiền quốc nội riel của Campuchia được
sử dụng chủ yếu như tiền lẻ để thay cho những mệnh giá nhỏ dưới 1 đô la
Mỹ.
Người Campuchia, giống như nhiều dân tộc khác trên thế giới, không tin
rằng đồng tiền địa phương của họ là nơi cất trữ giá trị đáng tin cậy. Họ sử
dụng đồng nội tệ cho các giao dịch nhỏ, nhưng đối với các giao dịch lớn,
đồng đô la Mỹ được xem là nơi cất trữ giá trị ổn định và đáng tin cậy hơn.
Cất trữ giá trị
Được xem như nơi cất trữ giá trị đáng tin cậy là đặc điểm quan trọng khác
của một đồng tiền ổn định. Chẳng hạn, nếu bạn bán hàng hóa và nhận về
khoản tiền 100 đô la, thì tờ giấy bạc đó cất trữ giá trị cho đến khi nó được
trao đổi với mức giá 100 đô la của những mặt hàng hoặc dịch vụ trong một
giao dịch khác.
Hầu như mọi thứ đều có thể trở thành một nơi cất trữ giá trị, tuy nhiên độ tin
cậy của giá trị sẽ có sự khác nhau đáng kể. Như đã đề cập trước đó, lúa
mạch, lúa mì, ngũ cốc và thịt đã từng được sử dụng để trao đổi giá trị. Tuy
nhiên, chúng chưa bao giờ là một nơi cất trữ giá trị đáng tin cậy, bởi vì
chúng dễ hư hỏng và tốn nhiều không gian bảo quản.
Các mặt hàng như rượu Rum trở thành nơi cất trữ giá trị có mức độ đáng tin
cậy cao hơn, vì có tuổi thọ lâu dài hơn rất nhiều so với ngũ cốc hay thịt.
Rượu Rum có thể được cất trữ trong một khoảng thời gian dài những vẫn