Blockchain, một trong những công nghệ chính của Bitcoin, lại được nhiều
người tin là một công nghệ mang tính cách mạng như Internet. Khi công
nghệ Blockchain và những nền tảng đằng sau Bitcoin trở nên ít liên quan
đến chính Bitcoin, các công ty háo hức và sẵn sàng chi tiền đầu tư nghiên
cứu và phát triển các công nghệ về Blockchain.
Bắt đầu xuất hiện sự tách biệt rõ ràng giữa Bitcoin và các công nghệ bên
trong mã nguồn Bitcoin. Mặc dù các công ty không dành sự quan tâm đặc
biệt cho Bitcoin, nhưng họ lại rất chú ý tới tiềm năng áp dụng Blockchain và
các công nghệ bên trong Bitcoin.
Vào năm 2015, mạng lưới Ethereum đã ra đời, làm gia tăng sự chú ý tới
Blockchain và tiền mã hóa. Ethereum đã tạo ra những triển vọng mới cho
công nghệ Blockchain với các ứng dụng phi tập trung và các hợp đồng
thông minh khả dụng trên Blockchain. Kể từ khi Ethereum ra mắt, đã có
hàng ngàn công ty bắt tay vào việc ứng dụng công nghệ Blockchain cho một
loạt các ngành công nghiệp khác nhau. Điều này đã dẫn đến sự phổ biến của
Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác.
Mặc dù Ethereum được xem là có nhiều ứng dụng tiềm năng hơn so với
công nghệ Bitcoin hiện tại, nhưng Ethereum không được thiết kế để thay thế
cho Bitcoin trong các hoạt động liên quan đến các giao dịch tài chính hoặc
thanh toán. Sự gia tăng số lượng các đồng tiền mã hóa và mối quan tâm tới
Blockchain đã nâng cao tiếng tăm của Bitcoin với vai trò một hình thức
thanh toán đạt mức giá kỷ lục trên 3.000 đô la Mỹ vào năm 2017.
Tổng kết chương 3
Dù hiện nay, Bitcoin ít liên quan đến các hoạt động tội phạm và ma túy,
nhưng nó vẫn chưa được phần đông mọi người chấp nhận hoặc sử dụng
chính thức. Mặc dù trên thực tế, Coinbase, Circle và các công ty tương tự
cho phép thực hiện các hoạt động mua bán và giao dịch bitcoin dễ dàng như
dịch vụ ngân hàng trực tuyến, tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn không thấy