sánh nó với số tiền bạn quyên góp. Họ có thể nghĩ không tốt về bạn nếu
khoản đóng góp của bạn tương đối nhỏ so với lượng bitcoin mà bạn có. Họ
cũng có thể xác định những nơi bạn chi tiêu, đánh giá bạn dựa trên các
khoản thanh toán mà bạn thực hiện, và khiến các thành viên trong cộng đồng
thất vọng khi nhìn thấy chúng.
Ngoài ra, nhiều máy tính đóng góp vào mạng lưới Bitcoin nằm ở các quốc
gia như Trung Quốc, một nơi mà chính phủ nắm giữ hồ sơ ghi chép các hành
vi vi phạm nhân quyền. Ở đó, các giao dịch giữa mọi người với các tổ chức
mà chính phủ Trung Quốc không chấp thuận có thể bị sử dụng để chống lại
những người đang định cư hoặc du lịch tại đó.
Không chỉ chính phủ có thể sử dụng những thông tin này, mà lực lượng tội
phạm máy tính cũng có thể tấn công hệ thống và đánh cắp chúng. Điển hình
như ở Nga và Trung Quốc, nơi có một lượng lớn máy tính đóng góp vào
mạng lưới Bitcoin, có tỉ lệ tội phạm máy tính luôn ở mức rất cao. Tại đó, các
hacker có thể sử dụng thông tin giao dịch đã được thực hiện với một số công
ty hoặc tổ chức để tống tiền hoặc lợi dụng nhiều người.
Có những đồng tiền mã hóa khác có tính riêng tư cao hơn so với Bitcoin.
Cũng có nhiều biện pháp tốt hơn để ẩn đi địa chỉ ví điện tử; tuy nhiên, đối
với hầu hết những người mới bắt đầu tìm hiểu về tiền mã hóa, họ sẽ chủ yếu
sử dụng Bitcoin và các phương thức giao dịch cơ bản.
Bảo mật cao hơn có thể dẫn đến độ an toàn thấp hơn
Bitcoin áp dụng mức độ an ninh và hệ thống mã hóa tiên tiến hơn so với các
hệ thống hiện có. Tuy nhiên, đối với nhiều người, những phương pháp này
rất phức tạp và khó hiểu. Hậu quả là, những phương pháp này sẽ trở nên
kém an toàn hơn so với các phương pháp truyền thống.
Sử dụng một mật khẩu cơ bản cho hầu hết các trang web sẽ không an toàn
bằng việc sử dụng khóa cá nhân của Bitcoin. Nếu bạn làm một phép so sánh
nhỏ để kiểm tra xem phương pháp nào là an toàn hơn, thì khóa cá nhân của