trường hợp nổi tiếng là James Howells ở Anh sở hữu 7.500 bitcoin thu được
từ những ngày đầu khai thác. Nhưng sau đó, James đã vô tình ném đi ổ cứng
có chứa khóa cá nhân và 7.500 bitcoin trong đó, theo giá Bitcoin hiện tại thì
khoản tiền ảo đó tương đương với lượng tài sản trị giá hơn 15 triệu đô la.
Giả sử James Howells không thể truy cập vào tài khoản ngân hàng của
mình, anh có thể tới ngân hàng, chứng minh danh tính và lấy lại 15 triệu đô
la Mỹ. Tuy nhiên, với Bitcoin, sẽ không có ngân hàng, tổ chức tài chính
hoặc bên thứ ba nào để anh liên hệ nhằm khôi phục quyền truy cập. Một khi
khóa cá nhân bị mất, tất cả bitcoin kết nối với ví điện tử đó cũng mất theo.
Khi khóa cá nhân mất, bitcoin vẫn còn trong mạng lưới nhưng không ai có
thể tiếp cập chúng. Điều này giống như việc James Howells đến ngân hàng,
các nhân viên ngân hàng có thể cho anh thấy số dư 15 triệu đô trong tài
khoản, nhưng anh không thể tiếp cận số tiền này. Đây là một ví dụ cho thấy
tại sao cách thức bảo mật của mạng lưới Bitcoin lại có nguy cơ kém an toàn
hơn, bởi vì bạn dễ gặp rủi ro mất toàn quyền truy cập ví điện tử cũng như số
bitcoin của bạn trong đó.
Chủ sở hữu của khóa cá nhân là chủ sở hữu số bitcoin trong ví mà khóa đó
có thể truy cập. Nếu ai đó giành được khóa cá nhân của bạn, thì chính họ,
chứ không phải bạn, mới là chủ sở hữu số bitcoin trong ví đó. Nếu có ai đó
giành được quyền truy cập tài khoản ngân hàng của bạn, bạn có thể liên hệ
với ngân hàng để đóng băng các hoạt động chi trả hay rút tiền từ tài khoản
của bạn, tranh chấp khi có bất kỳ giao dịch trái phép nào, sửa đổi mật khẩu
và giành lại quyền truy cập tài khoản. Tài khoản ngân hàng của bạn có thể
được bảo vệ khỏi những hành vi gian lận, và ngân hàng có thể đảm bảo
chống lại giao dịch gian lận nếu có, và thực hiện điều tra đối với các giao
dịch trái phép.
Với Bitcoin, chủ sở hữu của khóa cá nhân là chủ sở hữu bitcoin. Điều này
giống như việc ai đó truy cập mã PIN dành riêng cho thẻ ngân hàng của bạn,
và khi bạn đến ngân hàng để khiếu nại, họ trả lời rằng bất kỳ ai có mã PIN