đang phát ra những âm thanh bi ai, họ đều là những đấu sĩ trên thao trường
huấn luyện. Tình yêu và oán hận của họ, khát vọng sinh tồn của họ, họ
đứng trước cái chết, đứng trước nhân tính quằn quại biến dạng, họ hết lần
này đến lần khác hóa điên và kêu gào thảm thiết, chẳng khác gì những cơn
giá lạnh xé lòng thấm sâu vào từng sợi dây thần kinh của tác giả và độc giả.
Những ai còn sống, mới thật sự là người chiến thắng cuối cùng.
Sự tồn tại của rừng Bọ Cạp là thiết kế dành riêng cho loài người, là sự thử
thách giữa Thiện và Ác, và cũng là một quá trình để con người ta nhìn rõ về
bản thân mình.
Lucifer đã mở toang cánh cổng địa ngục, chứng kiến thần linh ở trên cao
vời vợi và sáng rực kia cũng có những dục vọng như ai.
Cánh cổng địa ngục chính là cánh cửa của dục vọng. Có rất nhiều khi chính
chúng ta là những người đã mở nó ra.
No.3 Rừng Bọ Cạp vĩnh cửu
Những ai đọc trước tác của các bậc thầy tiểu thuyết trinh thám Nhật Bản
như Yokomizo Seishi, Matsumoto Seicho, Keigo Kigashino, Shoji Shimada
v.v... đều chịu ảnh hưởng của họ, nhất là tiểu thuyết của “phái xã hội”
Matsumoto Seicho và Keigo Kigashino, thì sức hút lại càng mạnh mẽ khiến
ta phải đọc một hơi chứ không thể dừng lại.
Tác phẩm của Keigo Kigashino thậm chí đã phá vỡ khuôn khổ của tiểu
thuyết trinh thám truyền thống, bố cục lại phép suy lý vốn đã hình thành,
dàn dựng lại nghệ thuật sáng tác văn học vẫn tồn tại bấy lâu.
Tiểu thuyết trinh thám của Trung Quốc cũng nên đi theo hướng đó, chứ
không thể đóng khuôn trong các mô thức tường thuật dẫn giải và càng
không thể câu nệ với những tình tiết ly kỳ để kỳ vọng nó trở thành ly kỳ.