Những cuốn sách đặc sắc, buộc phải hội đủ cả hai yếu tố là hay và không
nhàm chán, buộc phải đi sâu vào nhân tâm, nhân tính con người, và nhất
định phải quan tâm đầy đủ đến thời đại và cuộc sống.
Khi sáng tác “Bọ Cạp rừng sâu”, tôi luôn luôn bám sát tôn chỉ sáng tác này,
luôn không ngừng nỗ lực và kiên trì theo đuổi.
Vì thế, hôm nay mới có “Bọ Cạp rừng sâu” - bộ tiểu thuyết trinh thám kỳ bí
khám phá chiều sâu của xã hội và nhân tình thế thái.
Có lẽ cũng nên nói mấy câu này: tại sao lại gọi là “Bọ Cạp rừng sâu”?
Cô gái Cổ Tiểu Yên trong câu chuyện này đã nêu câu hỏi “tại sao lại gọi nơi
này là rừng Bọ Cạp?”
Có lẽ đây cũng chính là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc?
Khi chòm sao Thiên Yết (Bọ cạp) vận hành đến ranh giới cuối mùa thu đầu
mùa đông, nó ở giữa trạng thái phồn thịnh và suy vong, nó là chòm sao
phức tạp nhất.
Phát triển mở rộng khái niệm này thấy rằng, nhân loại chẳng phải là vật thể
có sự sống phức tạp nhất trên thế giới hay sao?
Thiên Yết và loài người có quá nhiều điểm giống nhau, với bản tính là một
nửa trong sáng và một nửa đen tối; chính vì thế mà rừng Bọ Cạp có mặt ở
khắp nơi, chúng vẫn liên tục tồn tại từ thời cổ đến nay.
Nơi nào có người thì nơi đó có giang hồ; nơi nào có người thì nơi đó có
rừng Bọ Cạp.
Quảng Châu, ngày 14 tháng 10 năm 2009
Thượng Quan Ngọ Dạ