thích thú. Lấy ít đồng tiềng cắc và hơn chục cái khuy nhỏ, Việt Kim bày ra
một bàn cờ chiếu tướng. Em vẽ ô lên miếng bìa bao ngoài xấp giấy viết thơ
và dạy Hà Khâm, Á Minh cách đi quân.
Phút sau, hai người đã thạo các nước cờ như những người chuyên nghiệp.
Hà Khâm thỉnh thoảng lại thét lên, suýt soa tiếc rẻ, mỗi khi Á Minh chặt
mất quân.
Để hai bạn ham mê chặt quân, chiếu tướng, Việt Kim thừa lúc không ai để
ý, cất lẻn ra đi, có ý rình rập Un Sa Cơ. Tên ngũ đoản, hai tay thọc túi quần,
mặt cúi nhìn mũi giầy, thẫn thờ đặt bước như một kẻ nhàn du. Đột nhiên
chử chỉ ông ta thay đổi khác hẳn. Quay đầu liếc thật nhanh về phía lều ba
người, Un Sa Cơ lớn bước đi như chạy về phía đầu khu trại đằng kia, nơi
có tới hơn một chục chiếc lều khác, vây quanh một chiếc to cao hơn tất cả,
màu trắng toát. Căn lều đặc biệt của tên chỉ huy. Việt Kim đứng ở một góc
khuất tầm mắt lão Un quyết định rất lẹ: tìm hiểu bằng được tay lùn mập tới
đó làm gì!
Em rút nhẹ một tấm mền len cũ của ai vắt trước cửa một căn lều, quàng đại
lên đầu, cho nó rủ xuống che kín toàn thân như các thiếu phụ khác trong bộ
lạc. Rồi bắt chước họ có thói quen vừa đi vừa nhảy tưng, em hết sức nhẹ
nhàng khéo léo để không ai chú ý đến mình, tiến lại gần căn lều vải trắng.
Đến nơi, em nằm rạp xuống mặt cát áp tai vào khe hở thầm nghe ngóng.
Tên tù trưởng nói bằng tiếng Pháp ngọng nghịu vấp váp, giọng ôn tồn:
- Sao ông đến trễ quá vậy?
Tiếng Un Sa Cơ:
- Phải nấn ná thong thả như thế tụi nó mới không nghi ngờ. Lúc nào cũng
cần phải làm sao cho họ đinh ninh là tôi cũng bị bắt làm con tin như họ mới
được. Sơ ý là họ nghi ngờ có liên lạc mật thiết với ông là hỏng hết, không
còn làm được cái gì ở Ba-ga-ra nữa đâu. Phải cẩn thận, dè dặt đề phòng dữ
lắm, nếu không là nguy đó. À, này, nhất là cái con nhỏ người Việt Nam đó.
Tai và mắt nó nhanh như chớp ấy, coi chừng nó cho kỹ mới được, nghe
ông!
Viên tù trưởng giọng khắc khoải:
- Sao? Ông đã tìm thấy được gì chưa?