BỔ THIÊN KÝ - Trang 2309

Thiên đạo tốt nhất chính là nhân đạo. Mục đích cuối cùng của nhân

đạo chính là thiên đạo. Quan hệ giữa hai cái này vốn là đối lập và thống
nhất, chứ không phải quan hệ phải chọn một trong hai.

Cũng không phải là muốn “Tồn thiên lý, diệt nhân dục*”, mà là chú

trọng0quan hệ cùng sinh cùng diệt của thiên lý và nhân dục.

* Tồn thiên lý, diệt nhân dục: Xuất xứ từ câu nói của Chu Hy – một

nhà Triết học dưới thời Tống. Chu Hi nói: “Thánh nhân thiên ngôn vạn ngữ
chỉ thị giáo nhân tồn thiên lý diệt nhân dục”, có nghĩa là “Thiên ngôn vạn
ngữ của Thánh nhân chỉ giáo dục con người bảo tồn thiên lý, tiêu diệt nhân
dục”. Chu Hy cho rằng, cái dục vọng của con người là cái thấp hèn, đối lập
với cái chí thiện là “thiên lý”, cho nên ông chủ trương phải vứt bỏ “nhân
dục” để giữ “thiên lý”. Hiểu đơn giản thì đây là một quan niệm cấm đoán
dục5vọng của con người.

Không có người sẽ không có trời.

Đồng dạng, không có trời, người cũng sẽ không tồn tại.

Không hiểu vì sao trong rất nhiều sách tu hành nhất định phải đối lập

hai bên với nhau, rất nhiều chỗ trước đây nghĩ không thông, giờ đã có được
cách hiểu mới.

Trong lòng Vinh Tuệ Khanh sáng tỏ thông suốt, trong thức hải “ầm”

một tiếng, như vừa xảy ra vụ nổ lớn vậy, thức hải chợt được mở rộng thêm
một tầng. Đế Lưu Tương trong đan điền lại xảy ra thay đổi thêm lần nữa,
càng rót vào trong tiên cơ của cô nhiều hơn nữa. Linh khí trong cơ thể bỗng
chốc tràn đầy.

Trong lúc bất tri bất giác, Vinh Tuệ4Khanh liền từ Trúc Cơ sơ kỳ tiến

vào Trúc Cơ hậu kỳ đại viên mãn.

Rất nhanh là có thể ở trạng thái Kết Đan.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.