được để cho địch đột phá ở phía Đông tuyến đó vào hướng Xta-lin-grát”.
Chỉ thị được truyền đạt vào hồi 2 giờ 45 phút ngày 12 tháng Bảy 1942.
Các đồng chí cũng ra chỉ thị cho cả phương diện quân Tây- Nam. Trong
phần đầu bản chỉ thi, ý đồ của địch cũng được cắt nghĩa rõ như khi Tổng tư
lệnh tối cao giải thích cho R. I-a. Ma-li-nốp-xki, nhưng còn chỉ rõ thêm
rằng: “..Đại bản doanh đặc biệt lưu ý rằng không được để cho địch đột phá
vào Xta-lin-grát”.
Vậy là phương diện quân Xta-lin-grát đã được thành lập. Biên chế của nó
bao gồm ba tập đoàn quân dự bị mà chúng ta đã nói tới và tập đoàn quân 21.
Sau đó, nó được bổ sung thêm các tập đoàn quân 28, 38 và 57, tập đoàn
quân không quân 8 và Chi hạm đội Vôn-ga. Kể từ ngày 23 tháng Bảy, tướng
V. N. Goóc-đôp bắt đầu tham gia chỉ huy phương diện quân thay X. C. Ti-
mô-sen-cô; ủy viên Hội đông quân sự là N. X. Khơ-rút-sôp; tướng P. I. Bô-
đin vẫn làm tham mưu trưởng.
Lúc này, tôi có nhiệm vụ phải chăm chú theo dõi gấp ba sự tiến triển của
tình hình: chiến sự có thể sắp lan sang Cáp-ca-dơ. Tổng tham mưu trưởng
lưu ý Tổng tư lệnh tối cao rằng địch có thể xuất hiện ở Bắc Cáp-ca-dơ và đi
qua vùng Rô-xtôp: vượt sông Đôn ở nơi nào đó gần làng Véc-khơ- ne –
Cuốc-mô-i-ác-xcai-a hoặc quá về phía Tây một chút.
I. V Xta-lin ra lệnh giao cho phương diện quân Bắc Cáp-ca-dơ phòng thủ
bờ trái sông Đôn từ làng đó cho tới cửa sông. Nhưng các đơn vị của phương
diện quân này đã bị yếu đi sau khi người ta gấp rút chuyển giao các trường
bộ binh Oóc-giô-ni-kít-dê và Gi-tô-mia, trường súng máy – súng cối ở Cra-
xnô-đa vào khu vực mặt trận Xta-lin-grát nguy hiểm hơn. Các đồng chí ở
Bắc Cảp-ca-dơ còn có nhiều nhiềm vụ khác nữa, nảy sinh do cuộc rút lui của
các đơn vị bộ đội phương diện quân Xta-lin-grát.
Đề phòng trường hợp xảy ra tình hình đặc biệt, Bộ tổng tham mưu đã tính
đến những lực lượng có thể huy động được để phòng thủ Cáp-ca-dơ, nghiên
cứu những phương án tiến quân có thể có và những tuyến thuận lợi để triển
khai các đơn vị, những khả năng có thể huy động được của vùng và nói