– Nam và phương diện quân Nam, mà còn xé lẻ các đơn vị bộ đội ta để sau
đó tiêu diệt từng bộ phận.
Ta đã nắm rõ ý đồ của địch, song phương diện quân Nam không có những
lực lượng rỗi để đương đầu với địch hay ít ra là ngăn chặn bước tiến của xe
tăng và bộ binh cơ giới địch. Tướng R. I-a. Ma-li-nốp-xki chỉ huy phương
diện quân Nam lúc đầu quyết định chặn quân phát-xít Đức ở tuyến Min-lê-
rô-vô, Pê-tơ-rô-páp-lốp-ca, Tséc-cát-xcôi-ê, nhưng hầu như ngay lập tức
đành phải từ bỏ quyết định đó vì các đơn vị cơ động hơn của địch đã tới
tuyến ấy trước ta. Phương dân quân Nam phải lái cánh Bắc sang phía Đông
để địch không thể đánh bọc được cánh đó và đột phá vào hậu tuyến.
Đồng chí tư lệnh yêu cầu Đại bản doanh mở những đợt tấn công từ phía
mặt trận Tây – Nam để đánh lạc hướng địch, cấp thêm xe tăng và máy bay
“Để vĩnh viễn đập tan ý đồ của địch muốn tiến vào các hậu tuyến sâu của tôi
giữa sông Đôn và Đô-ne-txơ trong cái tham vọng chung của chúng là tiên
tới Xta-lin-grát”.
Bộ tổng tham mưu biết rõ hướng phát triển chung của các chiến dịch và ý
đồ của bộ chỉ huy Hít-le tại sườn phía Nam mặt trận Xô – Đức. Kẻ địch định
tiến đến Xta-lin-grát, vào Bắc Cáp-ca-dơ và chia cắt tất cả các đơn vị bộ đội
ta ở phía Nam – lúc này các vùng đó đã trở thành trung tâm của cuộc chiến
đấu trên mặt trận Xô – Đức. Trong khi đó, việc nhanh chóng làm thay đối
diến biến của các sự kiện có lợi cho ta cũng không phải là một việc giản
đơn.
Theo ý kiến Bộ tổng tham mưu, sẽ là hợp lý nếu hợp nhất tất cả mọi lực
lượng của ta hoạt động từ Li-xki cho tới của sông Đôn thành một phương
diện quân và đặt nó dưới quyền chỉ huy của R. I-a. Ma-li-nốp-xki. Dĩ nhiên,
phương diện quân này sẽ chiếm giữ một vùng rất rộng lớn, nhưng ở đây lại
có một cơ quan tham mưu giàu kinh nghiệm, hoạt động giỏi, đứng đầu là
tướng A. I. An-tô-nốp và không còn nghi ngờ gì nữa, đồng chí này có khả
năng chỉ huy tốt các đơn vị.
A. M. Va-xi-lép-xki báo cáo những ý kiến của Bộ tổng tham mưu cho
Tổng tư lệnh tối cao. Thì ra I. V. Xla-lin cũng nghĩ như vậy. Và khi trao đổi