Bộ tổng tham mưu vẫn tràn ngập một bấu không khí tin tưởng sâu sắc rằng
chiến tranh sắp chuyển sang giai đoạn bước ngoặt.
Cần phải nói rằng vào cuối tháng Chín, bộ chỉ huy quân Đức đã tiến hành
một loạt những biện pháp để đảm bảo hai bên sườn của cánh quân xung kích
ở khu vực Xta-lin-grát và củng cố các đội quân chư hầu.
Trong lúc đó, quân đội Đức thực sự có nguy cơ bị mất tính cơ động, bởi
vì tập đoàn quân 6 và xe tăng của quân đoàn xe tăng 14 bị hút vào những
trận đánh trên đường phố Xta-lin-grát. Đối với địch, việc duy trì khả năng cơ
động của xe tăng là đặc biệt quan trọng vì chúng không còn lực lượng dự bị
và không có gì để chống đỡ các đòn tấn công của ta.
Song giải quyết vấn đề này tuyệt nhiên không đơn giản. Cần phải rút các
đơn vị đang chiến đấu ra ngoài thành phố và chuyển trọng tâm tác chiến từ
Xta-lin-grát sang khúc ngoặt lớn của sông Đôn, nơi có địa bàn cần thiết cho
những hoạt động đó. Các nhà chiến lược Hít-le cho rằng việc tiến hành tác
chiến cơ động sẽ không cho phép quân đội Liên Xô nắm được quyền chủ
động.
Những ý đồ của địch ở khu vực Xta-lin-grát không dựa vào ưu thế cần
thiết về lực lượng và phương tiện. Thế nhưng kẻ địch quá tự tin lại trông cậy
vào ưu thế tưởng tượng về tư duy chiến lược của các tướng lĩnh phát-xít
Đức. Các tập đoàn quân Hít-le hy vọng tắng lợi đã tới gần chúng nên sẵn
sàng đổ máu, song không chấm dứt nổi cuộc tiến công.
Do không tin vào khả năng thống chế Li-xtơ có thể chiếm được Cáp-ca-
dơ, Hít-le đã tự mình nắm quyền chỉ huy quân đội tại khu vực mặt trận này.
Y không bắt tay làm việc đó ở khu vực mặt trận Xta-lin-grát, nhưng lại tăng
cường ảnh hưởng của mình đối với bộ chỉ huy tập đoàn quân Đức 6.
Để buộc quân Ru-ma-ni phải đánh tốt hơn và dùng nó để đảm bảo an toàn
cho hai bên sườn cánh quân Đức, bộ tổng tham mưu lục quân Đức đã nảy ra
ý đồ thành lập một cụm tập đoàn quân mới, Cụm tập đoàn quân “Sông
Đông”, dưới quyền chỉ huy của tên độc tài Ru-ma-ni I. An-tô-ne-xcu. Thậm