Song, những người chủ trương phương pháp hành động ấy lại kiên trì lập
trường của mình. Chúng tôi bèn cho thí nghiệm sử dụng phương pháp này
trong luyện tập, sau đó mọi người mới thấy rõ là phải xung phong theo
phương pháp thông thường. Bộ binh Cô-dắc là bộ binh Cô-dắc, thời đại của
những đợt xung phong như thế đã qua lâu rồi. Hiện nay, không phải là thời
chiến tranh Crưm nữa rồi.
Sư đoàn bộ binh Cô-dắc nom ngoạn mục về mọi mặt. Phân đội nào cũng
đầy nhiệt huyết. Các chiến sĩ đều xuất sắc, cừ khôi. Nhiều chiến sĩ tình
nguyện cũ, dũng cảm, mang Huân chương Ghê-oóc-ghi trên ngực. Mọi
người đều mặc trang phục mới, trông rất đẹp.
Sư đoàn này thành lập theo sáng kiến của Khu ủy Đảng cộng sản toàn
Nga (bôn-sê-vích). I. V. Xta-lin đã ủng hộ những người Cu-ban và luôn luôn
theo dõi sư đoàn này. Đồng chí đã mời P. I. Mê-tan-ni-cốp đến chỗ mình để
báo cáo về tiến trình thành lập sư đoàn. Phải được phép của Đại bản doanh
mới có thể sử dụng đơn vị Cô-dắc này. Và do đó, cố nhiên là sư đoàn đã
được quan tâm nhiều, nhưng sau này, bằng thực tế chiến đấu của mình, sư
đoàn đã tỏ ra rất xứng đảng với những sự quan tâm ấy: một trong số những
đơn vị của sư đoàn đã chiến đấu xuất sắc khi giải phóng Crưm. Sư đoàn đã
hoàn thành tốt đẹp mọi nhiệm vụ chiến đấu đến tận ngày kết thúc chiến
tranh.
Chiến dịch cục bộ, nhất là việc đổ bộ đường biển, đã được chuẩn bị hết
sức chu đáo. Đã có quyết định là lực lượng cơ bản của đội đổ bộ chủ yếu
phải gồm toàn những chiến sĩ và sĩ quan chọn lọc kỹ thuộc trung đoàn bộ
binh cận vệ 166, do trung đoàn trưởng trung đoàn cận vệ ấy, trung tá G. K.
Gla-vát-xki phụ trách. Đồng chí nổi tiếng giàu kinh nghiệm, dũng cảm và xử
trí giỏi trong chiến đấu.
Người ta nói rằng những người này đã từng được thử thách dạn dày trong
khỏi lửa. Trong trường hợp này, điều đó là hoàn toàn đúng. Trên ngực Gla-
vát-xki lấp lánh Huân chương Sao vàng Anh hùng Liên Xô. Ngoài trung
đoàn 166 ra, đồng chí còn được tăng cường thêm tiểu đoàn độc lập lính thủy
đánh bộ 143 do đại úy Lép-tren-cô cũng dày kinh nghiệm, can đảm chỉ huy,