ở Lê-nin-grát của quân Đức là phòng tuyến mạnh gấp ba lần phòng tuyến ở
Kéc-tsơ, cũng vẫn bị ta chọc thủng, nhờ sự lãnh đạo khéo léo… Đại bản
doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao hạ lệnh:
1. Chuyển các hoạt động chiến đấu chủ yếu của các đơn vị bộ đội tập
đoàn quân vào địa bàn trống.
2. Hạn chế hoạt động trong thành phố ở những trận đánh có vai trò hỗ trợ
cho các hoạt động của chủ lực tập đoàn quân trên địa bàn trống.
3. Căn cứ vào những chỉ thị này mà điều phối lại lực lượng và trình bày
lên Bộ tổng tham mưu dự kiến kế hoạch hành động tiếp theo, chậm nhất là
đến ngày 28. 1. 1944”.
Dưới bức điện có chữ ký của I. V. Xta-lin và A. I. An-tô-nốp.
Chúng tôi ở căn cứ bàn đạp đã được một tháng. Trong suốt thời gian này,
việc chuẩn bị cho chiến dịch chủ yếu nhằm giải phóng Crưm vẫn được tiếp
tục tiến hành: tích lũy đạn dược, kiện toàn bổ sung, các thê đội hai không
ngừng huấn luyện chiến đấu cho bộ đội.
Bỗng có một chuyến tàu đặc biệt đến ga Va-re-nhi-ôp-xcai-a. Tướng A. I.
Ê-ri-ô-men-cô, tư lệnh mới của tập đoàn quân độc lập miền Duyên hải, đến
cùng chuyến tàu này. I. E. Pê-tơ-rốp đã bị cách chức, điều về Mát-xcơ-va và
do Đại bản doanh sử dụng, mà đại diện Đại bản doanh ở đây không được
hay biết, thậm chí không được hỏi ý kiến gì trong cái việc không kém phần
quan trọng này
Ít lâu sau, A. I. An-tô-nôp qua dây nói gọi tôi về Đại bản doanh báo cáo
tình hình ở Kéc-tsơ. Chắc là các sự kiện trong mấy ngày qua đã làm cho
Xta-lin băn khoăn nhiều. C. E. Vô-rô-si-lôp thì vẫn ở lại.
Lúc tôi báo cáo chỉ có các ủy viên Đại bản doanh và A. I. An-tô-nôp dự
thôi. Pê-tơ-rốp không được mời đến. Xta-lin hoài nghi lợi ích của chiến dịch
đệm do tập đoàn quân miền Duyên hải tiến hành. Tôi cố hết sức trình bày
mọi lý do cần có chiến dịch ấy.
Khi tôi nói tới tình hình tập đoàn quân miền Duyên hải, Tổng tư lệnh tối
cao nhớ đến cái biên bản có mười chữ ký của chúng tôi và lại bắt đầu nặng