lời:
- Thật như là ở nông trang tập thể vậy. Thế các đồng chí không biểu quyết
một cách ngẫu nhiên chứ?…
Đối với Vô-rô-si-lốp thì còn có thể tha thứ được, vì đồng chí ấy không
phải là cán bộ tham mưu, còn đồng chí thì có bổn phận phải hiểu rõ thủ tục
làm việc chứ. – Sau đó đồng chí nói với An-tô-nốp, hất đầu về phía tôi: –
Phải có hình thức kỷ luật nào đó đối với Stê-men-cô.
An-tô-nốp im lặng không nói gì.
Và khi lại quay về bàn tới chiến dịch giải phóng Crưm, Xta-lin ra lệnh
triệu tập A. M. Va-xi-lép-xki và C. E. Vô-rô-si-lốp về Đại bản doanh để giải
quyết dứt khoát mọi vấn đề trong kế hoạch chiến dịch, rồi sau đó cử hai
người đến hướng chủ yếu của Ph. I. Tôn-bu-khin để nghiên cứu giải quyết
việc hiệp đồng tác chiến của các đơn vị ngay tại thực đia.
Không hề thấy nói gì đến Pê-tơ-rốp cả. Về sau, khi nghĩ tới chuyện này,
chúng tôi trong Bộ tổng tham mưu đã đi đến kết luận là: những kết quả hạn
chế của chiến dịch trù bị và tình hình bất hòa với bộ tư lệnh hạm đội đã làm
cho Xta-lin hoài nghi I-van E-phi-mô-vích Pê-tơ-rốp. Và, Pê-tơ-rốp đã bị
thay thế ngay trước lúc mở đầu chiến dịch lớn, khi tập đoàn quân độc lập
miền Duyên hải về cơ bản đã sẵn sàng đi vào chiến dịch. I. E. Pê-tơ-rốp đã
không được hưởng những thành quả lao động của mình, còn chiến dịch đã
diễn ra thắng lợi.
Tháng Năm, sau khi giải phóng xong Crưm, nhiều người tham gia chiến
dịch này đã được tặng thưởng. Nhân dịp này, I. V. Xla-lin lại nhớ đến cái
biên bản bất hạnh của chúng tôi. Sau khi thấy trong danh sách đề nghị khen
thưởng có tên tôi, đồng chí nói với A. I. An-tô-nốp:
- Chúng ta khen thưởng Stê-men-cô thấp xuống một mức, để đồng chí ấy
nhớ mãi xem phải ký văn kiện thế nào cho đúng.
Và đồng chí lấy bút chì xanh gạch đậm nét tên tôi.
Từ ngày 14 đến hết ngày 23 tháng Năm 1944, tôi lại có dịp tới Crưm. Lần
này, với tư cách là đại diện Đại bản doanh, tôi có nhiệm vụ góp sức xây